Thiết bị này hoạt động bằng cách phát hiện các mô hình hoạt động của não có liên quan đến chứng trầm cảm và tự động làm gián đoạn chúng bằng cách sử dụng các xung điện kích thích cực nhỏ được đưa vào sâu bên trong não, theo The Guardian.
CHỤP MÀN HÌNH THE GUARDIAN |
Bệnh nhân 36 tuổi cho biết liệu pháp này đã đưa cô trở lại với “một cuộc đời đáng sống”, cho phép cô cười một cách tự nhiên lần đầu tiên sau 5 năm.
Trong giai đoạn đầu kéo dài 1 tuần, một thiết bị cấy ghép não tạm thời ghi lại một loạt các hoạt động của não trong khi bệnh nhân ghi chú lại tâm trạng của mình. Trong giai đoạn thứ hai, một thiết bị vĩnh viễn được cấy ghép vào hộp sọ của bệnh nhân để phát hiện hoạt động não mang “dấu hiệu trầm cảm” và tự động tạo ra xung điện kích thích nhằm làm gián đoạn.
Cô Katherine Scangos, trợ lý giáo sư tâm thần học lâm sàng tại Đại học California, San Francisco (UCSF, Mỹ) và là người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết: “Bản thân thành công này là một tiến bộ đáng kinh ngạc trong kiến thức của chúng ta về các chức năng não là nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần”.
Thiết bị này có giá khoảng 35.000 USD (khoảng 797 triệu đồng). Nhóm nghiên cứu của UCSF đang tiếp tục các thử nghiệm để đánh giá liệu kỹ thuật này có thể được áp dụng rộng rãi hơn hay không.
Bình luận (0)