Chuẩn bị trình dự án cầu Cần Giờ 10.500 tỉ đồng

17/11/2023 15:01 GMT+7

UBND TP.HCM dự kiến trình HĐND TP thông qua chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu Cần Giờ (nối huyện Cần Giờ - Nhà Bè) vào đầu tháng 12.

Hiện nay, Sở GTVT TP.HCM đang hoàn thiện hồ sơ nghiên cứu, lấy ý kiến các sở ngành, dự kiến báo cáo UBND TP vào cuối tháng 11, trước khi trình HĐND thông qua chủ trương đầu tư vào kỳ họp cuối năm. Công trình dự kiến khởi công năm 2025, hoàn thành sau 3 năm.

Tháng 12 trình HĐND TP.HCM dự án cầu Cần Giờ 10.500 tỉ đồng - Ảnh 1.

Phối cảnh mới nhất của dự án xây dựng cầu Cần Giờ

Trong số các hướng tuyến đang nghiên cứu, hai phương án được đơn vị tư vấn đề xuất xem xét là phương án 4A và 4B (hướng tuyến tương tự nhau), với điểm đầu nối vào đường 15B. Đây cũng là hướng trước đó UBND TP đã lựa chọn và được Thủ tướng chấp thuận bổ sung trong quy hoạch giao thông trên địa bàn.

Theo đó, dự án cầu Cần Giờ có tổng chiều dài 7,3 km. Đường dẫn cầu sẽ đi dọc tuyến 15B, cách rạch Mương Ngang khoảng 500 m, sau đó cắt qua đường Nguyễn Bình rồi vượt sông Soài Rạp. Khi sang Cần Giờ, cầu sẽ nối đến đường Rừng Sác tại vị trí cách phà Bình Khánh khoảng 2,5 km về phía nam. Khác nhau giữa phương án 4A và 4B là vị trí đường dẫn tại bờ sông phía Nhà Bè.

Tháng 12 trình HĐND TP.HCM dự án cầu Cần Giờ 10.500 tỉ đồng - Ảnh 2.

Cầu Cần Giờ sau khi hoàn thành sẽ thay thế phà Bình Khánh đã quá tải trầm trọng

Cũng theo hướng kết nối này, còn một phương án khác là 2A - cầu Cần Giờ kết nối vào đường 15B rồi cắt qua đường Nguyễn Bình gần khu vực miếu chùa Bà Xứ. Sau đó, cầu sẽ vượt sông Soài Rạp qua Cần Giờ, tiếp tục vượt sông Chà rồi kết nối đến đường Rừng Rác.

Theo thiết kế, cầu Cần Giờ được xây dựng theo dạng dây văng, 6 làn xe (4 làn cơ giới, 2 làn thô sơ), vận tốc 60 km/giờ. Ngoài cầu chính, trong dự án còn một số cầu nhỏ vượt sông Chà, Tắc sông Chà và cầu rạch Mương Ngang.

Tháng 12 trình HĐND TP.HCM dự án cầu Cần Giờ 10.500 tỉ đồng - Ảnh 3.

Cầu Cần Giờ nằm nhóm dự án trọng điểm của ngành giao thông TP.HCM năm 2023

Sở GTVT TP.HCM

Công trình được đề xuất đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với tổng vốn hơn 10.500 tỉ đồng (chưa tính lãi vay). Trong đó, ngân sách góp gần 50%, còn lại là vốn do nhà đầu tư huy động.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.