Tương tự, chỉ số HNX-Index trên sàn Hà Nội cũng mất đi 1,09 điểm, tương ứng giảm 1,29% và còn 83,54 điểm.
Số lượng cổ phiếu (CP) giảm giá chiếm áp đảo trên cả hai sàn. Từ CP blue-chips đến CP mid-caps, lực bán ra đang mạnh hơn phía mua vào. Thậm chí, nhiều CP giảm sàn ngay từ sớm như CSV, DQC, EVE, HTL, HAX, PAC… Những CP hiếm hoi lội ngược dòng thị trường như KBC, KHA, KSB, NSC, PDN, RAL, TAC… không đủ sức để giúp VN-Index đi lên. Bản thân VNM dù đang có thông tin hỗ trợ tốt như mở room cho khối ngoại nhưng sau khi tăng giá mở cửa thì đến cuối phiên sáng vẫn bị giảm 1.000 đồng/CP.
Như vậy đây là phiên giảm điểm thứ 4 liên tục của chứng khoán sau khi VN-Index lập đỉnh cao ở mức gần 673,5 điểm trong phiên đầu tuần này. Dù không có nhiều đột biến nhưng giá trị giao dịch trong phiên sáng vẫn đạt gần 2.000 tỉ đồng, chứng tỏ lực cầu ở vùng giá thấp vẫn còn.
Tuy nhiên, xét về mặt kỹ thuật, dù nỗ lực hồi phục xuất hiện nhưng chưa đủ để duy trì xu hướng tăng giá của VN-Index. Tính đến thời điểm hiện tại, VN-Index đã có 3 phiên liên tục nằm dưới đường MA10, và khoảng cách đến mức hỗ trợ tiếp theo là MA20 (650 điểm) cũng khá mong manh. HNX-Index thậm chí còn xấu hơn khi MA20 chính thức bị xuyên thủng trong 3 phiên gần nhất đồng thời hàng loạt tín hiệu bán cũng đã được hình thành.
Hiện tại, kết quả kinh doanh quý 2 và lũy kế 6 tháng đầu năm nay đang được các doanh nghiệp dần công bố và dự báo sẽ hỗ trợ đáng kể cho thị trường. Tuy nhiên, trong xu thế nhà đầu tư đang bán ra mạnh hơn thì thông tin đó cũng chưa đủ để các CP có thể quay đầu trở lại.
Bình luận (0)