Thất bại này có thể ảnh hưởng ra sao đến chương trình không gian của Nga trong tương lai?
Với việc phóng tàu Luna-25 vào không gian, Moscow hy vọng Nga sẽ trở lại cuộc đua lên mặt trăng của các cường quốc. Tuy nhiên, nhiệm vụ thất bại cho thấy sức mạnh không gian của Nga đã suy giảm sau giai đoạn huy hoàng thời Chiến tranh Lạnh.
Sputnik 1 của Nga là vệ tinh đầu tiên trên thế giới được phóng lên quỹ đạo Trái đất vào năm 1957. Phi hành gia Yuri Gagarin là người đầu tiên du hành vũ trụ vào năm 1961. Bất chấp những thành công trên, Nga chưa thể thực hiện thêm nhiệm vụ mặt trăng nào từ sau tàu Luna-24 hồi năm 1976.
Chuyên gia vũ trụ Ilya Ovchinnikov cho rằng khó có thể xem nhiệm vụ thất bại này là một bước lùi lớn.
"Nó thực sự kéo lùi chương trình mặt trăng của Nga ư? Khó có thể xảy ra lắm. Dĩ nhiên là trừ khi họ bắt đầu ra tay kỷ luật tất cả những thành viên của nhiệm vụ Luna-25, qua đó phá hủy tương lai của họ trong lĩnh vực kỹ thuật. Tôi nghĩ rằng hiện tại những chuyên gia này cần được ủng hộ, vì họ đã có được lượng kinh nghiệm khổng lồ, và sẽ tiếp tục làm việc với lượng kinh nghiệm này", ông Ovchinnikov nhận định.
Vì sao Nga trở lại cuộc đua lên mặt trăng?
Tuy nhiên, một số nhà khoa học Nga phàn nàn rằng chương trình không gian suy yếu là do giới quản lý yếu kém, chỉ quan tâm đến các dự án không gian phù phiếm phi thực tế, cũng như nạn tham nhũng và sự đi xuống của hệ thống giáo dục khoa học Nga thời hậu Xô viết.
Nhiệm vụ Luna-25 cũng cho thấy áp lực đang đè nặng nền kinh tế trị giá 2.000 tỉ USD của Nga, vốn vẫn đứng vững giữa các lệnh cấm vận ngặt nghèo nhất. Phương Tây cho biết cấm vận đã gây suy yếu kinh tế Nga, đặc biệt liên quan đến các linh kiện công nghệ cao phụ thuộc vào nhập khẩu.
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định nền kinh tế Nga đang thể hiện sức mạnh nổi bật. Tuy nhiên, chuyên gia vũ trụ Vitaly Egorov, chủ kênh Telegram "Zeleniykot", cho biết đang có nghi ngờ về khả năng Nga có thể tiếp tục chương trình không gian:
"Câu hỏi là Điện Kremlin và Bộ Tài chính có sẵn sàng cung cấp ngân sách cho các dự án như vậy không. Vì sẽ cần thời gian để phát triển, sẽ mất nhiều năm và hàng tỉ rúp, trong khi kết quả thì không chắc chắn. Liệu họ có sẵn sàng dành thời gian và tiền bạc cho một màn tẽn tò nữa?"
Nhiều cường quốc đang tìm cách đến mặt trăng để tìm kiếm băng ở cực nam thiên thể này.
Hiện mọi sự tập trung đang đổ dồn vào Ấn Độ. Tàu vũ trụ Chandrayaan-3 dự kiến sẽ đổ bộ mặt trăng vào tuần này, chỉ vài ngày sau thất bại của Nga.
Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia khác cũng có nhiều tham vọng trên mặt trăng.
Tàu thăm dò Luna-25 của Nga đâm vào mặt trăng
Bình luận (0)