Ông Tư canh tác lúa mùa như ông bà xưa. Nó gắn liền với thời vụ theo mùa trong năm. Khi mà mưa ổn định rồi thì người ta gieo mạ, cấy lúa. Tới hết mùa mưa thì lúa trổ, chín thì thu hoạch.
Lúa mùa gắn liền với nước mưa là chính. Qua mấy năm ông Tư phục hồi lại mô hình này thì ông thấy với lượng mưa như bình thường là đảm bảo đối với lúa mùa không phải là vấn đề gì lớn lắm. Hiện nay có 3 nhóm lúa: mùa sớm, mùa lỡ và mùa muộn.
Mùa sớm chín vào tháng 11 âm lịch, lúa mùa lỡ chín vào tháng chạp, lúa mùa muộn thì chín vào tháng giêng năm sau. Hầu hết các giống cũng không bị ảnh hưởng gì lắm về nước.
![Chuyện của nước số 39: Bảo tồn văn hóa lúa mùa là giữ gìn cách con người sống với tự nhiên- Ảnh 1. Chuyện của nước số 39: Bảo tồn văn hóa lúa mùa là giữ gìn cách con người sống với tự nhiên- Ảnh 1.](https://images2.thanhnien.vn/528068263637045248/2025/2/11/edit-edit-ae03271e-17a2-4547-b7f6-309efe235317-17392536379871255802041.jpeg)
Bảo tồn văn hóa lúa mùa là giữ gìn cách con người sống với tự nhiên
Ảnh: NHẬT MINH
Đời sống của con người ở ĐBSCL mấy trăm năm qua gắn liền với lúa mùa. Cách thức người ta trồng lúa mùa cũng là cách thức người ta ứng xử với tự nhiên. Sự thay đổi tự nhiên thế nào thì người ta lựa chọn giống lúa mùa thích ứng như thế. Đó là một nét văn hóa. Khi mà đã trồng lúa mùa thì đời sống lúa mùa sẽ tạo ra tính cách của con người cũng từ từ. Một năm sáu tháng mưa xuống thì trồng, hết mưa thì chín, thì gặt. Do đó nó cũng hình thành tính cách của con người, người ĐBSCL.
Ông Tư chia sẻ: "Nếu mình giữ gìn cái lúa mùa này, trồng lúa mùa này thì cũng như là một phần trong việc bảo tồn cái văn hóa lúa mùa. Cách thức ứng xử, tự nhiên giữa con người với con người. Cách sống của ông bà mình là hoà với tự nhiên là nó sẽ bền vững hơn".
Bình luận (0)