Chuyển đổi số để phát triển chính quyền số và an sinh xã hội ở Bình Thuận

09/09/2024 09:30 GMT+7

Chuyển đổi số, một trong các nội dung quan trọng mà UBND tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực triển khai nhằm thực hiện Nghị quyết số 10 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số đến năm 2025.

UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, năm 2024 đến năm 2025, trên cơ sở đánh giá lại quá trình thực hiện chuyển đổi số năm 2023, theo Nghị quyết số 10 của Tỉnh ủy.

Chuyển đổi số để phát triển chính quyền số và an sinh xã hội ở Bình Thuận- Ảnh 1.

Viên chức Trung tâm CNTT-TT Bình Thuận kiểm tra hệ thống Trung tâm Tích hợp dữ liệu

ẢNH: KHÁNH VĨNH

Theo đó, tiếp tục thực hiện tốt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và các bộ ngành T.Ư. Trong đó, tập trung phát triển hạ tầng, dữ liệu, nền tảng số, đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, nâng cao năng lực cạnh tranh và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh.

10 nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số

"Nhận thức số", đây là nhiệm vụ đầu tiên khá quan trọng bởi nó cần quán triệt, tuyên truyền về nhận thức trong chuyển đổi số đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực, các địa phương.

Tiếp đến là "Thể chế số", sau khi HĐND tỉnh Bình Thuận ban hành các nghị quyết; UBND tỉnh tiếp tục hoàn thiện thể chế, ban hành các kế hoạch nhằm đồng bộ với luật Giao dịch điện tử, hướng dẫn định mức chi cho ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai các cơ chế, chính sách cho chuyển đổi số các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ ba là nâng cấp "Hạ tầng số", nhằm xóa các vùng lõm sóng trên địa bàn; đảm bảo tốc độ mạng viễn thông di động; phát triển hoàn thiện hạ tầng số các cơ quan đơn vị; đầu tư nâng cấp thiết bị máy tính.

Tiếp theo là về "Dữ liệu số", xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2023 - 2025; tích hợp và kết nối dữ liệu các ngành. Phát triển hoàn thiện dữ liệu GIS về quy hoạch của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành; cập nhật các CSDL đã xây dựng và đưa vào sử dụng, đồng thời kết nối, tích hợp với các CSDL quốc gia để tiếp tục phát triển dữ liệu công dân số.

Chuyển đổi số để phát triển chính quyền số và an sinh xã hội ở Bình Thuận- Ảnh 2.

Tập huấn chuyển đổi số do Sở TT-TT Bình Thuận chủ trì

ẢNH: SỞ TT-TT

Thứ năm là "Nền tảng số", một điểm khá đặc biệt, đó là triển khai ứng dụng nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ công chức, viên chức; trợ lý ảo hỗ trợ rà soát văn bản quy phạm pháp luật; trợ lý ảo phục vụ người dân theo hướng dẫn, chuyển giao của Bộ TT-TT.

Nhiệm vụ thứ sáu là triển khai "Nhân lực số"; thực hiện quyết định số 1690/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đề án: "Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ T.Ư đến địa phương, đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Tổ chức tập huấn kỹ năng số và hướng dẫn sử dụng các dịch vụ số thiết yếu với quy mô lớn cho người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức bằng hình thức trực tuyến.

Nhiệm vụ tiếp theo là "An toàn thông tin mạng"; theo đó chủ động ứng phó với những thách thức từ không gian mạng. Duy trì, mở rộng phạm vi, quy mô Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC).

Nhiệm vụ thứ tám là triển khai "Chính quyền số", đây được xem là nhiệm vụ cơ bản, có tính quyết định sự thành công các nhiệm vụ còn lại. Theo đó, tái cấu trúc quy trình, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi triển khai dịch vụ công; nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính công. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai thí điểm mô hình chính quyền số ở cấp xã; đồng thời, thực hiện đánh giá kết quả triển khai thí điểm và đề xuất triển khai nhân rộng mô hình.

Nhiệm vụ thứ chín là thực hiện "Kinh tế số" mà ở đó chú trọng phát triển thương mại điện tử, nhất là thương mại trong lĩnh vực du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, đo lường.

Chuyển đổi số để phát triển chính quyền số và an sinh xã hội ở Bình Thuận- Ảnh 3.

Chuyển đổi số đến với người dân Bình Thuận

ẢNH: SỞ TT-TT BÌNH THUẬN

Và nhiệm vụ cuối cùng của chuyển đổi số chính là "Xã hội số". Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế số quốc gia, Bình Thuận phát triển xã hội số từ việc phát triển dữ liệu về dân cư, gắn với cấp căn cước công dân điện tử, tích hợp VneID để người dân xác thực khi thực hiện các nền tảng số. Triển khai các nền tảng số hỗ trợ công tác khám, chữa bệnh tại chỗ và từ xa; sử dụng hiệu quả hồ sơ sức khỏe điện tử đã được khởi tạo; phát triển, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử; thanh toán viện phí không dùng tiền mặt và nhiều hữu dụng khác.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.