Chuyên gia chia sẻ những dấu hiệu bạn cần bổ sung dầu cá omega-3

10/12/2022 00:06 GMT+7

Một chuyên gia dinh dưỡng cho biết axit béo omega-3 rất cần thiết cho hoạt động lành mạnh của cơ thể vì nó giúp duy trì sức khỏe của các cơ quan quan trọng như tim, da và não.

Theo trang web của Trường Y Harvard (Mỹ), axit béo omega-3 kích thích việc tạo ra các hoóc môn điều chỉnh quá trình đông máu, co và giãn thành động mạch và viêm nhiễm.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là cơ thể không thể tự sản xuất axit béo thiết yếu như axit béo omega-3. Do đó mọi người cần đảm bảo bổ sung đủ chất này qua thực phẩm, chuyên gia dinh dưỡng Bhakti Kapoor, thạc sĩ về khoa học thực phẩm và dinh dưỡng nổi tiếng của Ấn Độ, đã viết trên Instagram, theo tờ Indian Express.

Chuyên gia cho biết điều quan trọng là cơ thể không thể tự sản xuất axit béo thiết yếu như axit béo omega-3

Shutterstock

Axit béo omega-3 là gì?

Đây là những "chất béo tốt", chuyên gia dinh dưỡng Bhakti Kapoor giải thích. 3 loại axit béo này là: Axit alpha-linolenic (ALA); Axit eicosapentaenoic (EPA); Axit docosahexaenoic (DHA).

Chuyên gia Kapoor chia sẻ, axit béo omega-3 giúp hỗ trợ các cơ quan chính trong cơ thể, như tim, não và mắt, giúp chúng hoạt động bình thường. Vì vậy, mọi người cần đảm bảo tiêu thụ đủ axit béo omega-3.

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu axit béo omega-3

Nếu cơ thể không có đủ axit béo omega-3, có thể có một số dấu hiệu như sau:

Đầu óc kém minh mẫn

Trầm cảm

Tăng cân

Móng tay giòn

Một số nguồn axit béo omega-3 trong chế độ ăn uống, bao gồm đậu nành, dầu ô liu, cá thu, cá hồi, hạt lanh, các loại đậu, hạt Chia, quả óc chó, hạt bí, hạt lanh, rau bó xôi

Shutterstock

Dị ứng

Viêm khớp

Chất lượng giấc ngủ kém

Vấn đề bộ nhớ

Tóc khô

Da khô

Thiếu tập trung

Mệt mỏi, theo Indian Express.

Làm gì để cải thiện mức tiêu thụ axit béo omega-3?

Mặc dù uống viên bổ sung là cách đơn giản nhất để tăng mức axit béo omega-3, nhưng cũng có thể thông qua chế độ ăn.

Nói đến vitamin và chất dinh dưỡng, cách tốt nhất vẫn là hấp thu từ thực phẩm. Sau đó, nếu cần, mới nên uống các chất bổ sung, chuyên gia Kapoor lưu ý.

Chuyên gia Kapoor chia sẻ một số nguồn axit béo omega-3 trong chế độ ăn uống, bao gồm đậu nành, dầu ô liu, cá thu, cá hồi, hạt lanh, các loại đậu, hạt chia, quả óc chó, hạt bí, hạt lanh, rau bó xôi, theo Indian Express.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.