Tự động phát
Ngày 9.12, các cố vấn chiến lược chống dịch Covid-19 của Hồng Kông nhận định việc đổi vị trí tiêm vắc xin trên cơ thể sẽ khiến nó an toàn hơn cho mọi nhóm tuổi. Một cố vấn còn kêu gọi chính quyền ra quy định tiêm chuẩn cho thanh thiếu niên.
Lời kêu gọi xuất hiện sau trường hợp một phụ nữ 66 tuổi tử vong 16 ngày sau khi được tiêm vắc xin Pfizer. Khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân đã bị viêm cơ tim. Nhà chức trách y tế kết luận rằng “không xác định" được mối liên hệ giữa mũi tiêm vắc xin và nguyên nhân tử vong.
Hội đồng chuyên gia về Đánh giá Sự kiện Lâm sàng sau khi tiêm ngừa Covid-19 của Hồng Kông đến nay đã xem xét 49 ca tử vong xảy ra trong vòng 14 ngày sau khi tiêm vắc xin. Không có trường hợp nào được khẳng định là liên quan đến vắc xin Covid-19. Một trường hợp đang trong quá trình xem xét.
Nhiều đối tượng sau khi tiêm vắc xin Pfizer BioNTech đã bị viêm cơ tim. Tuy nhiên, mối liên hệ này vẫn chưa được xác minh. |
reuters |
Giáo sư Ivan Hung Fan-ngai thuộc hội đồng trên cho biết không thể loại trừ khả năng người phụ nữ 66 tuổi bị viêm cơ tim liên quan đến vắc xin Covid-19. Theo ông, người này cũng có thể nhiễm bệnh parvo, căn bệnh dẫn đến tình trạng viêm tim tương tự.
Theo giáo sư này, vắc xin Covid-19 nên được tiêm vào đùi, thay vì vào tay, ở mọi độ tuổi vì đùi cách xa tim và vắc xin cần phải đi qua bạch huyết bẹn nếu tiêm vào đùi.
Đến nay, Hồng Kông đã ghi nhận tổng cộng 83 ca viêm tim sau khi tiêm vắc xin Pfizer, trong đó có 34 đối tượng từ 12 đến 15 tuổi.
Phương án tiêm vắc xin Pfizer vào đùi đã được đề xuất khoảng vài tháng trước. Tuy nhiên, phương án này được cho là bất tiện vì người đi tiêm phải mặc quần, váy ngắn.
Ngoài ra, đối tượng trẻ tuổi tại Hồng Kông cũng được khuyến nghị chỉ tiêm 1 liều vắc xin Pfizer thay vì tiêm 2 liều tiêu chuẩn để giảm nguy cơ viêm tim. Nguyên nhân là vì dữ liệu quốc tế cho thấy thanh thiếu niên có thể gặp nguy cơ sau khi tiêm liều thứ 2 của vắc xin Pfizer.
Vắc xin Pfizer hiệu quả ra sao đối với biến thể Omicron? |
Bình luận (0)