Chuyên gia nói về phòng tránh cãi vã vợ chồng những ngày cuối năm

25/12/2019 09:30 GMT+7

Làm sao để đừng biến dịp đoàn tụ, dịp lễ, hội họp thành những ngày căng thẳng , xung đột giữa vợ chồng?

Mùa lễ tết, thời gian dành cho gia đình và bạn bè

Những ngày lễ lớn nhất năm đang cận kề. Giáng sinh, tất niên, tân niên dương lịch, năm mới âm lịch đều là khoảng thời gian dành cho gia đình và bạn bè.
Tuy nhiên, đây cũng có thể là thời gian chúng ta điều hướng cảm xúc cũ, vết thương chưa lành từ thời thơ ấu, trải qua áp lực tài chính gia tăng và đối mặt với căng thẳng khi đi du lịch, mua sắm, chuẩn bị bữa ăn và dành thời gian với những người có thể khiến ta “bùng nổ”, theo PC.
Hết sức bình tĩnh bởi nhiều người trong chúng ta cảm thấy những cảm xúc phức tạp trong dịp này. Những cảm xúc ấy có thể nằm ngoài nhận thức nhưng khiến chúng ta dễ bị kích hoạt và phản ứng gay gắt với đối tác, khó giữ bình tĩnh trong xung đột.

Làm sao để tỉnh táo hơn?

Dưới đây là cách để giúp mọi người trở nên tỉnh táo hơn kể cả khi căng thẳng cao do tiến sĩ Ronald J. Frederick - nhà tâm lý học lâm sàng, tác giả của nhiều cuốn sách và đồng sáng lập Center for Courageous Living in Beverly Hills (Mỹ) - chia sẻ trên PC.
Theo ông Ronald J. Frederick, nếu cảm thấy căng thẳng hoặc tức giận với đối tác, hãy sử dụng quá trình hít thở sâu để làm chậm phản ứng cảm xúc của bản thân và điều chỉnh những gì đối tác nói với bạn.
Thông thường, khi xung đột với vợ/chồng, chúng ta không thực sự thấy rõ trải nghiệm của họ vì cảm xúc chưa được bày tỏ. Khi làm chậm lại vòng xoáy cảm xúc của chính mình, chúng ta có cơ hội tốt hơn để giữ cân bằng và dễ dàng điều hướng những va chạm phát sinh, theo PC.
Cụ thể: Hãy dành cho vợ/chồng bạn sự chú ý hoàn toàn. Để họ thể hiện bản thân không bị gián đoạn. Đặt sự phán xét sang một bên và hãy tò mò. Lắng nghe và chú ý cảm xúc bên dưới lời nói của họ. Khi đối tác đang nói chuyện, điều chỉnh cơ thể của bạn và cố gắng cảm nhận những gì họ cảm thấy. Tế bào thần kinh phản chiếu sẽ cho phép chúng ta hiểu hành động, ý định và cảm xúc của người khác. Khi ta thấy đối tác cảm thấy buồn, tức giận, hạnh phúc hoặc sợ hãi, các nơ-ron thần kinh phản chiếu sáng lên và chúng ta cũng cảm thấy tương tự.
Hãy chú ý đến những tín hiệu phi ngôn ngữ (nét mặt, giọng nói, ngôn ngữ cơ thể) của họ. Giao tiếp bằng mắt với đối tác, để ý những gì bạn nhìn thấy trong mắt họ. Lưu ý những gì xảy ra bên trong bạn khi bạn làm vậy.
Hãy xem xét lý do tại sao họ cảm nhận theo cách họ đã cảm nhận. Đặt bản thân sang một bên và xem xét quan điểm của họ. Lưu ý bạn cảm thấy ra sao và cảm thấy đối với đối tác của bạn như thế nào? Ý thức bên trong của bạn về những điều tốt nhất nên làm cho cả hai là gì?
Nếu gặp khó khăn trong việc kết nối với người bạn đời của mình, hãy thử hình dung họ trẻ hơn. Nhìn vào mắt họ và chú ý những gì xảy ra bên trong bạn. Bạn cảm thấy thế nào về đứa trẻ đó?
Hãy chia sẻ hiểu biết của bạn về trải nghiệm cảm xúc ấy. Bạn có thể nói rằng: “Em/anh đã cảm nhận được rằng em/anh đang căng thẳng”. Sau đó, hãy hỏi xem mình đã hiểu đúng chưa. Nếu đúng, hãy chú ý cách đối tác của bạn phản ứng cảm xúc khi được nhìn nhận theo cách này.
Nếu sự hiểu biết của bạn về cảm xúc của họ không chính xác, không phẫn nộ vì đã sai. Hãy hỏi để làm rõ và yêu cầu họ giúp bạn hiểu rõ hơn về trải nghiệm của chính họ. Đối tác của bạn sẽ đánh giá cao sự quan tâm và chăm sóc, cũng như mong muốn hiểu cô ấy/ anh ấy của bạn, theo PC.
Tiến sĩ Ronald J. Frederick nói với PC rằng, các cặp đôi có thể thực hành kỹ năng đồng cảm này cả ngày lễ và suốt năm. Khi chúng ta buông bỏ phản ứng được kích hoạt bởi những vết thương cũ, những giả định, hiểu lầm hoặc căng thẳng cũ, chúng ta có thể gần gũi hơn với đối tác và làm sâu sắc thêm mối quan hệ, theo PC.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.