(TNO) Người Xê Đăng nhánh Hà Lăng ở thôn Đăk Ôn, xã Đăk Long, huyện Đăk Glei (Kon Tum) đang lưu giữ 12 bộ quần áo làm bằng vỏ cây từ ngày xưa truyền lại. Họ gọi đó là "kon kơ pong" và cố giữ gìn báu vật cổ truyền này.
>> Chuyện lạ Tây nguyên - Kỳ 1: Tục ‘ngủ thăm’ và oái oăm chuyện tình sơn nữ
>> Chuyện lạ Tây Nguyên - Kỳ 2: Kỳ lạ những cái ghè thiêng của người Ja Rai
Ông A Xen với những bộ đồ bằng vỏ cây có tuổi hàng trăm năm
|
"Cho xem chứ trả vàng cũng không bán…"
Đến đầu làng Đăk Ôn hỏi về áo bằng vỏ cây, một người đàn ông bảo: "Hỏi kon kơ pong à? Mày muốn mua nó à! Đồng bào mình không bán đâu". Phân giải hồi lâu, người đàn ông nọ hiểu ra và đưa chúng tôi đến nhà thôn trưởng A Mâm.
Đến đầu làng Đăk Ôn hỏi về áo bằng vỏ cây, một người đàn ông bảo: "Hỏi kon kơ pong à? Mày muốn mua nó à! Đồng bào mình không bán đâu". Phân giải hồi lâu, người đàn ông nọ hiểu ra và đưa chúng tôi đến nhà thôn trưởng A Mâm.
Đồ vỏ cây là báu vật của người Hà Lăng
|
Theo lời thôn trưởng này, đồ vỏ cây của làng ngày trước cũng có nhiều người tận Sài Gòn hay các nơi khác lên mua nhưng làng nhất định không bán, "trả vàng cũng không bán".
Bởi là báu vật của người Hà Lăng, của làng Đăk Ôn này, nên bán nó đi "sẽ có tội với Yàng, với con cháu người Hà Lăng sau này". Hơn nữa, kon kơ pong này trước đây còn lưu giữ nhiều trong dân, nhưng do bảo quản không kỹ, ít sử dụng nên một phần bị hư hỏng. Bây giờ chỉ còn có 9 bộ quần áo người lớn và vài bộ quần áo trẻ em trong khi đến nay người làng không ai biết làm áo này nữa.
Theo già làng A Dah, ngày xưa người Hà Lăng không chỉ làm quần áo, mà còn làm tấm đắp, làm tấm trải nhà sàn bằng vỏ cây. Tuy nhiên, để có được bộ quần áo và tấm đắp này thì không phải dễ: muốn đổi tấm đắp phải có con heo dài một thước; muốn có áo vỏ cây đổi 30 ly vàng (tương đương 3 chỉ vàng ròng).
Điều đáng nói là mỗi tấm áo vỏ cây nặng đến 2 kg và áo cài lại không phải bằng khuy mà dùng sợi dây để buộc. “Đồ này chỉ được đồng bào mình mặc, sử dụng trong các nghi lễ trọng đại của dân tộc như mừng nhà rông mới, mừng lúa mới… Trước khi dân làng đem áo ra mặc phải làm lễ tế Yàng", A Xen, nguyên trưởng thôn Đak Ôn nói.
Cách dệt áo đã thất truyền
Mang cái thùng lớn ra giữa nhà, ông A Xen và A Mâm trải ra trước mắt chúng tôi những bộ quần áo vỏ cây có màu vàng, có viền đỏ vùng ngực và vạt dọc áo.
Bởi là báu vật của người Hà Lăng, của làng Đăk Ôn này, nên bán nó đi "sẽ có tội với Yàng, với con cháu người Hà Lăng sau này". Hơn nữa, kon kơ pong này trước đây còn lưu giữ nhiều trong dân, nhưng do bảo quản không kỹ, ít sử dụng nên một phần bị hư hỏng. Bây giờ chỉ còn có 9 bộ quần áo người lớn và vài bộ quần áo trẻ em trong khi đến nay người làng không ai biết làm áo này nữa.
Theo già làng A Dah, ngày xưa người Hà Lăng không chỉ làm quần áo, mà còn làm tấm đắp, làm tấm trải nhà sàn bằng vỏ cây. Tuy nhiên, để có được bộ quần áo và tấm đắp này thì không phải dễ: muốn đổi tấm đắp phải có con heo dài một thước; muốn có áo vỏ cây đổi 30 ly vàng (tương đương 3 chỉ vàng ròng).
Điều đáng nói là mỗi tấm áo vỏ cây nặng đến 2 kg và áo cài lại không phải bằng khuy mà dùng sợi dây để buộc. “Đồ này chỉ được đồng bào mình mặc, sử dụng trong các nghi lễ trọng đại của dân tộc như mừng nhà rông mới, mừng lúa mới… Trước khi dân làng đem áo ra mặc phải làm lễ tế Yàng", A Xen, nguyên trưởng thôn Đak Ôn nói.
Cách dệt áo đã thất truyền
Mang cái thùng lớn ra giữa nhà, ông A Xen và A Mâm trải ra trước mắt chúng tôi những bộ quần áo vỏ cây có màu vàng, có viền đỏ vùng ngực và vạt dọc áo.
Đồ vỏ cây ngày nay được gìn giữ cẩn thận
|
Khi vớt lớp lụa ngâm này lên, người Hà Lăng dùng chày răng cưa đập nhuyễn, phơi khô (nhưng phải phơi trong bóng râm). Những sợi vỏ cây này sau đó được tách thành từng cọng nhỏ, se thành sợi dệt tấm áo.
Tìm cây loong phoong đã khó, tìm cây làm chỉ đan áo lại càng khó hơn. Ấy là cây la plâh vừa trơn vừa chắc nhưng lại rất hiếm. Khi tìm được thì chẻ nhỏ và đưa vào ống nứa đun sôi mấy tiếng đồng hồ trên bếp lửa, càng lâu thì sợi la plâh càng chắc chắn.
Ông A Xen cho biết kết quần áo vỏ cây bằng cách lấy chỉ la plâh xỏ sợi loong phoong, các tấm đắp, lót giường cũng làm theo cách này. Thế nhưng phải dùng 5 cây loong phoong và 1 cây la plâh mới làm được một bộ đồ có chiều dài từ 1,2 - 1,5 m.
Quan sát, chúng tôi thấy quần áo vỏ cây này được may theo kiểu dáng cổ tròn, không có tay, toàn bộ chiếc áo chỉ có hai đường khâu kín đáo ở hai bên nách, mặt trong rất láng vì được mài nhẵn còn mặt ngoài sần sùi hơn.
Đồ vỏ cây hiện chỉ mặc biểu diễn trong các lễ hội
|
Ông A Mâm tiếp lời, dù bền chắc nhưng lại rất dễ cháy; ngâm nước lâu cũng dễ bị mục hỏng. Vì thế, ngoài bảo quản cẩn thận, người Hà Lăng chỉ đưa kon kơ pong vào mặc ở các dịp lễ quan trọng. Gần nhất là tại lễ hội cồng chiêng chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày thành lập tỉnh Kon Tum hồi đầu năm 2013, ông A Mâm và dân làng sau khi trình diễn đã giặt áo sạch sẽ, phơi hơn 3 nắng cho khô giòn rồi mới đem vào tủ cất.
|
Trang phục đồ vỏ cây
|
Ông A Xen cho biết cả làng Đăk Ôn có hơn 100 hộ/trên 500 khẩu, nhưng bây giờ không còn ai làm được kon kơ pong. "Cách đây mấy năm, già làng Y Địa còn sống đã dẫn lũ trai làng đi tìm cây loong phoong và la plâh ở tận rừng Ơ Ngơn và Nơ Lào bên Lào. Thế nhưng cơm đùm gạo túi đi hàng tuần cũng không tìm được nguyên liệu này, đành thở dài đi về làng…
Bình luận (0)