Chuyện về bánh tráng phơi sương

28/03/2013 06:58 GMT+7

Đã ăn bánh tráng phơi sương biết bao nhiêu lần thế mà tôi dẫu đã tìm hiểu cũng chỉ biết: bánh được cuốn với thịt luộc và ăn kèm với các loại rau như: tía tô, rau răm, hẹ, xà lách, húng lủi, húng quế, dưa leo, giá đậu…

Đã ăn bánh tráng phơi sương biết bao nhiêu lần thế mà tôi dẫu đã tìm hiểu cũng chỉ biết: bánh được cuốn với thịt luộc và ăn kèm với các loại rau như: tía tô, rau răm, hẹ, xà lách, húng lủi, húng quế, dưa leo, giá đậu…

>> Chua ngọt bánh tráng xoài Nha Trang

Chuyện về chiếc bánh phơi sương
Bánh tráng phơi sương được cuốn với thịt luộc và ăn kèm với các loại rau như: tía tô, rau răm,
hẹ, xà lách, húng lủi, húng quế, dưa leo, giá đậu… - Ảnh: Bá Sên

Mãi đến chuyến du lịch gần đây tôi có dịp ghé thị trấn Trảng Bàng, tìm hiểu mới biết đây là địa phương có nhiều nghành nghề truyền thống và có nhiều đặc sản nhất tỉnh Tây Ninh. Khu phố Lộc Du chuyên sản xuất các loại bánh tráng như bánh tráng nem, bánh tráng nướng, bánh tráng ngọt, bánh tráng mặn, và nổi tiếng nhất là bánh tráng phơi sương Trảng Bàng…

Người dân đất Trảng Bàng tự hào được trời ban tặng ngày nhiều nắng đêm lắm sương để có một đặc sản nổi tiếng như ngày hôm nay. Vào mỗi đên khuya về sáng sương giăng mờ đất Trảng Bàng… Để làm ra cái bánh tráng phơi sương, người dân nơi đây cũng phải một nắng hai sương thức khuya dậy sớm...để canh sương, canh gió.

Chuyện về chiếc bánh phơi sương

Chuyện về chiếc bánh phơi sương
Bánh tráng phơi sương mang đến món cuốn đủ vị chua, cay, mặn, ngọt và nên thuốc - Ảnh: Bá Sên

Ở Trảng Bàng có rất nhiều giai thoại về nguồn gốc của bánh phơi sương. Chuyện anh chồng để quên một ràng bánh đã nướng ngoài trời chiều hôm trước, bánh để qua đêm bị ướt sương, tiếc của vợ chồng anh ăn lại thấy ngon nên từ đó mới có nghề đem bánh tráng nướng phơi sương. Rồi chuyện người vợ đi bán bánh tráng nướng, bán không hết, để thúng bánh bên ngoài nhà và đêm xuống bánh bị sương đêm làm mềm đi, rồi cũng vì tiếc của mà ăn thấy lạ nên làm thành thứ bánh phơi sương...

Rồi chuyện chiếc bánh tráng nướng giòn, phơi sương đêm dễ rách nên người Trảng Bàng đã nghĩ ra cách tráng thêm hai lớp bánh chồng khít lên nhau, cho thêm chút muối để bánh dẻo, đậm đà, phơi nắng cho vừa khô mới mang vào nướng trên than hồng cho có độ phồng mềm rồi tiếp tục đem phơi sương. Hơi sương sẽ ngấm từ từ vào bánh giúp cho bánh mềm dịu, không đổi màu, không cần nhúng nước trước khi ăn.

Chuyện kể nào nghe cũng phù hợp về nguồn gốc chiếc bánh tráng phơi sương, nhưng có một điều chắc chắn là nhờ có thiên nhiên ưu đãi ngày nắng, đêm sương cùng tay nghề kỹ thuật tráng bánh hai lớp, nướng, phơi sương....mà ngày nay những người sành về ẩm thức có dịp được thưởng thức nhiều món ngon bắt nguồn từ chiếc bánh phơi sương của người Trảng Bàng như thế.  

Đoàn Xuân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.