Những người quyết định lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn hy vọng những tế bào gốc này có thể giúp chữa được bệnh trong trường hợp không may con cái hay các thành viên khác trong gia đình mắc phải trong tương lai.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến của các chuyên gia tranh cãi về việc lưu trữ này liệu thật sự có nhiều lợi ích hay chỉ là “một canh bạc đắt tiền”, theo Daily Mail.
Giáo sư Sir Robert Lechler, Chủ tịch Học viện Khoa học Y khoa (Anh), cho biết không nên quá phóng đại các kết quả nghiên cứu tế bào gốc. Đa số nghiên cứu này chỉ mới được thực hiện ở giai đoạn đầu. Đừng quá tin vào những lời quảng cáo của nhiều trung tâm y tế cường điệu hóa tác dụng thần kỳ của tế bào gốc giúp chữa nhiều loại bệnh không thể chữa trị, giáo sư Lechler khuyên.
"Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng mang đến cho chúng ta nhiều hy vọng về tiềm năng trong phương pháp điều trị trên", ông Lechler cho biết thêm.
Hiện tại, ở Anh, có sáu ngân hàng tư nhân lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn và nhau thai được cơ quan quản lý mô - Human Tissue Authority cấp phép. Những ngân hàng này lưu trữ tế bào gốc bằng nitơ lỏng với thời gian lưu trữ kéo dài khoảng 20 năm.
tin liên quan
Trị bệnh bằng tế bào gốcChi phí trung bình cho suốt quá trình lưu trữ đó là khoảng 2.000 bảng Anh (khoảng 60,8 triệu đồng), theo Daily Mail.
Tế bào gốc đã được sử dụng để điều trị cho những đứa trẻ bị ung thư máu và cũng được dùng thử nghiệm cho điều trị bại não và tự kỷ.
Tuy nhiên, một trở ngại chính là máu cuống rốn không chứa đủ các tế bào gốc để điều trị cho người lớn. Điều đó có nghĩa rằng chúng chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định, theo Giám đốc Khoa học của Ngân hàng Tế bào gốc Smart Cells (Anh), nói với Daily Mail.
Theo giáo sư Brendon Noble của Quỹ Tế bào Gốc Anh, trong thời gian sắp tới khi chúng ta có thể tạo ra tế bào gốc từ tế bào người lớn thì việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn sẽ không còn cần thiết.
Bình luận (0)