Với sự kiện này, những nỗ lực xây dựng quy định và cơ chế chung trong khuôn khổ LHQ về kiểm soát buôn bán vũ khí trên toàn cầu đã có được không chỉ kết quả quan trọng mà còn tiến gần hơn thời điểm ATT có hiệu lực. Phải có những quy định và cơ chế kiểm soát như thế thì mới ngăn ngừa hiệu quả việc vũ khí được sản xuất, buôn bán và sử dụng vào những mục đích vô nhân đạo như chiến tranh và xung đột bạo lực.
Ý tưởng rất tốt đẹp và về bên ngoài thì gần như không bị thành viên nào của LHQ phản đối. Nhưng phải mất hơn 10 năm, quá trình đàm phán về ATT mới kết thúc và phải bằng cách biểu quyết trong Đại hội đồng nó mới được thông qua. Sắp tới sẽ không thuận lợi và suôn sẻ bởi các nước sản xuất và mua bán nhiều vũ khí nhất trên thế giới hiện đều chưa tham gia ký kết hiệp ước hoặc chủ ý ký nhưng không phê chuẩn. Dù vậy, hiệp ước này vẫn có ý nghĩa lịch sử. Cuộc hành trình nào chẳng thế, phải có khởi hành lên đường thì mới có thể đến đích.
La Phù
>> Hơn 65 nước ký Hiệp ước kiểm soát buôn bán vũ khí
>> Hàn Quốc tổ chức tập trận chống buôn bán vũ khí hủy diệt
>> 2010: Năm kỷ lục về buôn bán vũ khí
>> Mỹ dẫn đầu thế giới về buôn bán vũ khí
>> Nga đẩy mạnh buôn bán vũ khí ở châu Á
Bình luận (0)