Ở tuổi 28, Hồ Thu Hương (tốt nghiệp ĐH Kinh tế Praha, Cộng hòa Czech, thạc sĩ ngành Marketing và Quản lý thương hiệu của trường Kedge Bussiness, Pháp) đã từng làm việc và học tập ở 27 quốc gia trên thế giới và sử dụng khá thành thạo 4 ngoại ngữ.
Cách để không bị quên tiếng Việt
Sang Cộng hòa Czech sinh sống và học tập từ năm 9 tuổi, Thu Hương nhanh chóng theo kịp các bạn học tại đây và tìm kiếm cơ hội ra nước ngoài học tập.
“Từ những năm học trung học, mình đã liên tục tìm kiếm những cơ hội để có thể ra nước ngoài như các chuyến đi trao đổi sinh viên sang Pháp và Argentina, những hội thảo quốc tế tại Bồ Đào Nha, Estonia, Bỉ, Canada và Mỹ, những kỳ thực tập tại Mexico, Canada, Pháp, Mỹ… Với mình, ra nước ngoài không chỉ đơn giản là những chuyến đi tham quan, đó còn là những chuyến đi để hoàn thiện bản thân, khám phá và học hỏi những điều mới mẻ. Theo mình, một chuyến đi không được coi là hoàn tất nếu nó không cho mình những trải nghiệm hoặc gặp những con người thú vị”, Thu Hương nói.
Thu Hương cùng các bạn cùng lớp cao học tại Trường Kedge Business tại Marseille, Pháp
Từ những chuyến đi của mình, Thu Hương nảy ra ý tưởng thực hiện dự án viết blog về “công dân toàn cầu” cùng với hai người bạn Nguyễn Phan Linh (làm việc tại Singapore), Phạm Anh Đức (làm việc tại Anh).
“Viết blog để tụi mình giới thiệu cho các bạn Việt Nam về những nơi nhóm đã đi qua. Mình cho rằng đây là một cách để không bị quên tiếng Việt vì tụi mình sinh sống ở những môi trường không sử dụng tiếng Việt. Từ đầu dự án đến thời điểm này, nhóm mình đã tổ chức nhiều buổi giao lưu, trợ giúp và hướng dẫn các chiến lược để xin học bổng, đăng ký nhập học, tìm công việc ở nước ngoài, lên kế hoạch cho chuyến đi du lịch hoặc ngay cả các mảng khác của cuộc sống như chuyện tình cảm hay gia đình cho nhiều bạn đăng ký tham gia”, Thu Hương bật mí.
Mặc dù là thần đồng có IQ trên 200, 8 tuổi được mời làm việc cho Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) nhưng ông Kim Ung-yong đã bỏ tất cả để trở về quê hương Hàn Quốc. Lý do chính là vì mẹ.
Từ đây, dự án “Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới” ra đời. Mục đích của dự án là truyền cảm hứng và giúp đỡ các bạn trẻ Việt Nam kết nối, học hỏi và vươn ra thế giới. Nhận thức được rằng cuốn hộ chiếu từ “thế giới thứ ba” đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nhiều khó khăn và trở ngại trên các chuyến đi, nhóm muốn chứng minh với các bạn trẻ rằng, chỉ với tấm hộ chiếu xanh Việt Nam, các bạn đều có thể thành công tại bất cứ nơi nào bạn chọn và làm bất cứ điều gì bạn muốn. Các bạn nên coi cuốn hộ chiếu như một “dụng cụ” ra nước ngoài chứ không phải là một nguyên nhân cản trở trên con đường đi quanh thế giới. Quan trọng hơn cuốn hộ chiếu là kiến thức, tư duy, những kỹ năng, sự tự tin và tư tưởng “không bao giờ lùi bước”. Chính những thứ đó chứ không phải là cuốn hộ chiếu hay quốc tịch sẽ giúp đỡ bạn trên con đường trở thành “công dân toàn cầu”.
Đối với người nước ngoài, một số khía cạnh của hệ thống giáo dục Nhật Bản có thể khiến cho họ rất ngạc nhiên. Nó thể hiện qua 10 sự thật thú vị trong cuộc sống hằng ngày của học sinh Nhật Bản
Do ba thành viên đều sống ở ba nơi khác nhau nhau nên 100% các hoạt động của dự án hộ chiếu xanh là ở trên mạng. Thu Hương hào hứng chia sẻ: “Mình cảm thấy thật may mắn khi được làm việc với Đức và Linh. Hai bạn làm việc rất có tổ chức nên tụi mình có thể triển khai dự án một cách hiệu quả. Các bạn có thể tin được rằng nhóm mình đã cùng nhau viết cuốn sách “Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới - Những bước để trở thành công dân toàn cầu” từ cuối tháng 6 đến tháng 9 hoàn toàn trên Google Drive không? Tụi mình đã có nhiều cuộc thảo luận trên Skype để bàn về cuốn sách. Bản thảo được viết xong là chúng mình gửi đến các nhà xuất bản luôn”.
Thu Hương (bìa phải) tham gia Hội nghị Thượng đỉnh của khối PECC (Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương)
Học một ngôn ngữ là bạn phải dấn thân
Khá thành thạo 4 ngoại ngữ: tiếng CH Czech, tiếng Anh, Tây Ban Nha và Pháp, Thu Hương chia sẻ kinh nghiệm về hành trình học các ngoại ngữ của mình. Thu Hương có một lợi thế là lớn lên trong môi trường đa ngôn ngữ. Khi sang Cộng hòa Czech sinh sống, Thu Hương khá chật vật vì tiếng Czech. Vừa sang, dù chữ cái cũng chưa biết, Hương vẫn phải theo học với các bạn bản địa. “Chưa biết nhiều từ vựng, hằng ngày, mình viết nhật ký và sáng tác thơ bằng tiếng Czech. Mình tra từng từ không biết trong cuốn từ điển Việt - Czech và cương quyết mỗi ngày phải học được những từ mới. Mùa hè đầu tiên ở Czech, gia đình gửi mình đến nhà của vợ bác mình là người Czech. Ở đó, mình đã bắt buộc phải nói tiếng Czech nên “level” đã được cải thiện một cách nhanh chóng”, Thu Hương vui vẻ nói.
Táo bạo trong cách nghĩ, cách làm, một cô giáo đã vực dậy một ngôi trường mầm non xốc xếch, xuống cấp, không ai dám gửi con trở thành một ngôi trường điểm trên địa bàn.
Thu Hương bắt đầu học tiếng Anh khi lên 6 tuổi. Khi lên trung học, cô gần như tham gia tất cả các cuộc thi tiếng Anh của trường và địa phương. Đây là cách để cô có động lực học tiếng Anh. Cô còn học bằng cách xem phim và học lời bài hát tiếng Anh. Năm lên lớp 7, Hương bắt đầu học tiếng Pháp. Tiếng Pháp khó hơn tiếng Anh, nhưng cô cũng học bằng cách nghe nhạc và xem phim. Trong những năm học trung học, Hương đã tham gia chương trình trao đổi giao lưu văn hóa tại Pháp.
Thu Hương và em gái trong lễ tốt nghiệp ĐH tại trường Kinh tế Praha, Cộng hòa Czech
“Khi lên đại học, mình đã bắt đầu học tiếng Tây Ban Nha. Học ở lớp không được nhiều lắm nhưng mình đã cải thiện được tiếng Tây Ban Nha rõ rệt sau một kỳ học ở Argentina. Khi học một ngôn ngữ mới, chúng ta cũng đồng thời học về một nền văn hóa mới, cách sống mới và cách suy nghĩ mới. Mỗi khi chuyển ngôn ngữ, mình như trở thành một người mới với tác phong, cử chỉ, suy nghĩ cũng được thay đổi. Vì luyện tập từ bé nên bây giờ mình có thể sử dụng các ngôn ngữ khác nhau cùng lúc mà không bị lẫn lộn. Mình cũng khuyên bạn nên theo học một ngôn ngữ mới khi đã nắm chắc ngôn ngữ đang theo học và chỉ nên học hai ngôn ngữ cùng lúc khi bạn có năng khiếu học ngoại ngữ”, Thu Hương cho biết.
Theo Thu Hương, cách nhanh nhất để học một ngôn ngữ là bạn dấn thân vào những tình huống hay môi trường bắt bạn phải sử dụng ngôn ngữ đó. Cũng không nhất thiết phải ra nước ngoài, mà bạn có thể đăng ký tham gia các tổ chức quốc tế, các cuộc thi tiếng Anh, hùng biện hay viết văn bằng tiếng nước ngoài. Bạn cũng có thể làm hướng dẫn viên du lịch tình nguyện cho người nước ngoài, tham gia các sự kiện của CouchSurfing, AirBnb… Không có cách nào để học ngoại ngữ dễ hơn là thực hành.
Hoàn toàn được đào tạo trong nước, chưa bao giờ được ra nước ngoài dự một sinh hoạt khoa học nào, đang là nghiên cứu sinh mới bước vào năm thứ ba, nhưng Phạm Hồng Công đã có 17 bài báo quốc tế.
Thu Hương cho biết thêm: “Mình đã học tập ở nhiều đất nước khác nhau. Mỗi quốc gia đều có môi trường học tập khác biệt. Ở Czech, học sinh và sinh viên phải học thuộc lòng các bài học tương tự như ở Việt Nam. Giáo dục Pháp thiên về học nhóm nên tất cả các bài tập về nhà, bài luận văn và ngay cả luận án tốt nghiệp cũng làm trong nhóm. Việc này khá căng thẳng vì mình bị phụ thuộc vào nhóm, nhưng việc này cũng dạy cho mình kỹ năng làm việc trong nhóm rất tốt”.
Một cô gái người Việt vừa nhận được học bổng 5.000 đô la New Zealand (NZ) cho khóa học Định phí bảo hiểm và tài chính lần đầu tiên được tổ chức dạy ở New Zealand.
Điều lớn nhất Thu Hương đã học được từ những chuyến đi là trong thực tế, con người trên khắp thế giới có nhiều điểm chung hơn những điểm khác biệt. Khám phá thế giới khi còn trẻ sẽ cho chúng ta những kỹ năng sống cần thiết trong tương lai. Vậy thế, cô luôn ủng hộ những người có ước muốn đi để tìm hiểu. Tuổi trẻ là khoảng thời gian thích hợp để chúng ta thu thập những trải nghiệm tuyệt vời nhưng không phải ai cũng nhận thức được điều này.
Thu Hương (hàng đầu, thứ 3 từ trái qua) tham gia kỳ học và thực tập tại Canada
Hành trình học tập và làm việc tại các quốc gia giúp Thu Hương đạt nhiều giải thưởng như:
- Năm 2011: Học bổng du học tại ĐH Kinh doanh (UADE) ở Buenos Aires, Argentina
- Năm 2011: Giải 5 cuộc thi quản lý kinh doanh REVEAL do L'Oreal tổ chức
- Năm 2012: Được chọn từ 400 thí sinh để trở thành đại biểu Việt
Nam duy nhất tham dự khóa học hè “Người tiêu dùng có ý thức vì sự bền
vững môi trường” tại ĐH Tartu, Estonia với 41 đại biểu khác từ 33
quốc gia trong khối Asia - Europe Foundation.
- Năm 2012: Được chọn từ 618 thí sinh để nhận học bổng của Ủy ban
Châu Âu cho chuyến đi du học và thực tập tại Canada với 31 sinh viên
khác từ 23 quốc gia. Được nhận vào thực tập tại Quỹ châu Á - Thái Bình
Dương của Canada.
- Năm 2013: Được chọn là đại biểu sinh viên Việt Nam duy nhất tham
gia Hội nghị thượng đỉnh của khối Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình
Dương (PECC).
- Năm 2015: Thu Hương cùng với đội của Trường Kedge Business đã vượt
qua 5.000 thí sinh từ khắp nơi trên thế giới để nhận giải đặc biệt cùng 4
giải phụ trong cuộc thi Mô hình Liên Hiệp Quốc tại New York, Mỹ.
Có 40 gian hàng của các doanh nghiệp với toàn giám đốc nhân sự, trưởng phòng ngồi cả ngày đợi sinh viên nhưng chỉ lèo tèo vài bạn quan tâm. Số còn lại thì chen chân xếp hàng để đợi nhận quà tặng! Nhận quà xong thì ra bãi xe lấy xe đi về...
Bình luận (0)