Có gì bên trong Dinh tỉnh trưởng hơn trăm năm, nơi Đà Lạt muốn xây khách sạn?

14/09/2023 09:14 GMT+7

Được xây dựng khoảng từ năm 1910, Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt (Lâm Đồng) là một trong những công trình lớn đầu tiên trong lịch sử 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển.

Thời gian qua, câu chuyện về việc quy hoạch Trung tâm khu Hòa Bình nói chung và khu vực đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt (số 1 Lý Tự Trọng, P.1, TP.Đà Lạt) nói riêng thu hút sự quan tâm của dư luận.

Nét cổ kính ở đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt - Ảnh 1.

Khu vực đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt, nơi có mảng xanh hiếm hoi còn lại ở trung tâm khu Hòa Bình

G.B

Sở Xây dựng Lâm Đồng và UBND TP.Đà Lạt phối hợp trưng bày, lấy ý kiến về 3 phương án ý tưởng kiến trúc khu vực đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt (từ ngày 14.8 - 14.9.2020) và phương án Hotel du Printemps (đưa Dinh tỉnh trưởng lên cao 28m và phía dưới là tổ hợp khách sạn - PV) của kiến trúc sư Thierry Van de Winagaert được lựa chọn, dư luận cũng có nhiều ý kiến trái chiều vì cho rằng phương án xa lạ với Đà Lạt.

Nét cổ kính ở đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt - Ảnh 2.

Phương án "cải tạo" đồi Dinh được chọn, khi được nâng lên 28m

Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng có Quyết định số 53/2023/QĐ-UBND ngày 6.9.2023 ban hành quy định quản lý, sử dụng quỹ biệt thự thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP.Đà Lạt (thay thế Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND) thì Dinh tỉnh trưởng cũ không còn nằm trong nhóm 1.

Nét cổ kính ở đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt - Ảnh 3.

Theo Hội đồng thẩm định, do chỉ đạt một tiêu chí về giá trị lịch sử - văn hóa, còn tiêu chí nghệ thuật kiến trúc - cảnh quan không đạt nên Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt rơi khỏi nhóm 1, lọt vào nhóm 2. Trong ảnh, Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt, hướng nhìn về núi Lang Biang

Nét cổ kính ở đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt - Ảnh 4.

Dinh tỉnh trưởng cũ, hướng nhìn xuống thắng cảnh hồ Xuân Hương

Nét cổ kính ở đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng, Ủy viên Hội đồng, cho rằng: "Nhiều người đang hiểu nhầm ra khỏi nhóm 1 sẽ bị đập bỏ là không đúng, bởi quy định trong Quyết định 53 của tỉnh, khi cải tạo biệt thự thuộc nhóm 1 và nhóm 2 đều phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài"

Nét cổ kính ở đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt - Ảnh 7.

Mật độ xây dựng công trình Dinh tỉnh trưởng chỉ khoảng 10%

Nét cổ kính ở đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt - Ảnh 8.

Dinh thự này là một tòa nhà đồ sộ tọa lạc trên đỉnh đồi cao hơn 1.500m (so với mực nước biển); nhiều người cho rằng có kiến trúc đẹp bậc nhất ở Đà Lạt. Tại đây, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả thành phố mộng mơ

Nét cổ kính ở đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt - Ảnh 9.

Rừng cây cổ thụ ở đồi Dinh, thời gian gần đây thu hút nhiều du khách đến tham quan, chụp hình lưu niệm

Nét cổ kính ở đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt - Ảnh 12.

Một số hạng mục trong Dinh hiện đã xuống cấp, cũ kỹ

Nét cổ kính ở đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt - Ảnh 13.

Phía trong Dinh đang được trưng bày hơn 1.000 kỷ vật gắn liền với đời sống văn hóa, sinh hoạt, ký ức của người Đà Lạt

Nét cổ kính ở đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt - Ảnh 14.

Du khách cũng có thể vào bên trong Dinh tham quan, chiêm ngưỡng những hiện vật này

Nét cổ kính ở đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt - Ảnh 15.

Nhiều kỷ vật gắn với tên tuổi của những người nổi tiếng, như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...

Nét cổ kính ở đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt - Ảnh 16.

Các kỷ vật do người thân, gia đình... đóng góp

Nét cổ kính ở đồi Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt - Ảnh 19.

Dinh tỉnh trưởng cũ Đà Lạt hiện đang do Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Lâm Đồng quản lý, sử dụng.

G.B

Theo Đồ án Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị khu vực trung tâm Hòa Bình thì Đồi dinh tỉnh trưởng có diện tích 4,43ha.

Trả lời Thanh Niên trước đây, ông Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng, cho biết việc xây dựng công trình khách sạn ở Đà Lạt là hoàn toàn phù hợp với đặc trưng và định hướng xuyên suốt qua các thời kỳ quy hoạch. Đó là, xác định Đà Lạt là thành phố nghỉ dưỡng, du lịch; đối với việc khẳng định tư Dinh tỉnh trưởng cũ là di sản là chưa đúng vì công trình này chưa được cấp có thẩm quyền công nhận là di sản theo luật Di sản văn hóa.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.