Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (22.6) còn những ý kiến phân tích vì sao quan điểm lấy học sinh làm trung tâm tuy tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trở ngại khi triển khai. Cùng bàn về những vấn đề mang tính định hướng của giáo dục còn có góc ngẫm nghĩ: Học thật cần bắt đầu từ đâu? Giữa hoàn cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các trường đại học còn gặp khó khăn, các trường nghề xoay xở ra sao trong tuyển sinh?
Giữ tâm lý học sinh cuối cấp thế nào trong đại dịch?
“Thầy ơi, lỡ không được thi đợt này, chúng em phải làm sao?”. Câu hỏi này thường xuyên được nêu ra giữa những tiết dạy ôn tập trực tuyến của một giáo viên tại TP.HCM . Giáo viên này cho biết, đã nhìn thấy tâm trạng hoang mang của học sinh cuối cấp hiện nay trước kỳ thi tốt nghiêp THPT.
Giữa lúc tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và không thể biết được khi nào dịch sẽ hết, theo các giáo viên, việc làm quan trọng nhất ở thời điểm này là học sinh giữ cho mình một tinh thần học tập, ôn luyện hiệu quả cùng với sức khỏe thật tốt.
Những chia sẻ, lời khuyên chân thành, thấu hiểu tâm lý học sinh của các giáo viên và chuyên gia tâm lý trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (22.6) sẽ thật sự có ích cho học sinh cuối cấp và phụ huynh.
|
Vì sao “lấy học sinh làm trung tâm” còn nhiều rào cản?
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 10 vấn đề cần được khắc phục đối với giáo dục và đào tạo, trong đó nhấn mạnh phải lấy học sinh làm trung tâm, nhà trường là nền tảng, giáo viên là động lực...
Quan điểm lấy học sinh làm trung tâm ngày càng thể hiện rõ hơn trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam. Tuy vậy, quan điểm này vẫn còn nhiều rào cản như: Đội ngũ nhà giáo chưa được trang bị lý luận về học sinh HS làm trung tâm nên có giáo viên còn lúng túng khi dạy học ; lối dạy học truyền thụ kiến thức một chiều, có thể kèm theo phát vấn vẫn là phổ biến; đa số học sinh vẫn còn thói quen học tập thụ động; giáo viên và học sinh còn nặng tâm lý “ứng thí” dẫn đến dạy thêm, học thêm và coi nhẹ giáo dục về đạo đức, thẩm mỹ, thể chất.
Bài phân tích trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ nêu ra những cách thức để vượt qua rào cản này.
Bình luận (0)