Cơ hội cho nhà vườn Huế

07/05/2015 14:06 GMT+7

Đề án chính sách bảo vệ nhà vườn Huế (giai đoạn 2006 - 2010) được tỉnh Thừa Thiên-Huế thực hiện trong gần 10 năm với 152 nhà vườn (phần lớn ở TP.Huế) thuộc danh mục cần được bảo vệ.

Đề án chính sách bảo vệ nhà vườn Huế (giai đoạn 2006 - 2010) được tỉnh Thừa Thiên-Huế thực hiện trong gần 10 năm với 152 nhà vườn (phần lớn ở TP.Huế) thuộc danh mục cần được bảo vệ.

Đề án chính sách bảo vệ nhà vườn Huế (giai đoạn 2006 - 2010) được tỉnh Thừa Thiên-Huế thực hiện trong gần 10 năm với 152 nhà vườn (phần lớn ở TP.Huế) thuộc danh mục cần được bảo vệ.   Theo UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế thì việc bảo tồn nhà vườn Huế đã và chịu những thách thức về thiên tai, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đô thị hóa diễn ra nhanh, lối sống đô thị thay đổi dẫn đến đất vườn bị phân chia, chuyển nhượng, phát sinh cải tạo xây dựng nhà theo kiểu kiến trúc mới làm phá vỡ cảnh quan nhà vườn truyền thống, tranh chấp về mặt thừa kế... Những nguyên nhân này đã khiến nhiều nhà vườn (cả nhà kiến trúc cổ và vườn) xuống cấp, có nơi bị xé lẻ. Để bảo tồn nhà vườn Huế hiệu quả hơn, tại kỳ họp chuyên đề mới đây, HĐND tỉnh đã thông qua đề án “Chính sách bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Tín hiệu vui đối với việc phục vụ công cuộc bảo tồn “không gian văn hóa” rất Huế này là người dân sở hữu nhà vườn khi tham gia đề án sẽ hưởng nhiều chính sách ưu đãi. Đó là được hỗ trợ 100% lãi suất vay trùng tu nhà vườn (không quá 5 năm), mức vay được hỗ trợ lãi suất cao nhất là 500 triệu đồng/nhà vườn. Người dân cũng có cơ hội được hỗ trợ kinh phí trùng tu tôn tạo nhà chính với mức cao nhất là 700 triệu đồng đối với nhà vườn xếp loại 1, không quá 500 triệu đồng loại 2 và không quá 400 triệu đồng đối với nhà vườn xếp loại 3...  Cùng với đó, tỉnh cũng sẽ hỗ trợ các vấn đề “chi li” nhất như các nhà vườn duy trì cảnh quan của vườn với mức 2 triệu đồng/năm/vườn (từ ngày tham gia chính sách đến năm 2020), hỗ trợ 100% chi phí khảo sát, thiết kế vườn; hỗ trợ 100% tiền mua cây giống, hỗ trợ việc người của nhà vườn đi học kỹ năng nghiệp vụ du lịch...  Tuy nhiên nhiều vị lãnh đạo và nhà quản lý vẫn bày tỏ lo ngại, lúng túng khi thiếu quy chế cụ thể để triển khai. Thảo luận đề án này trước HĐND tỉnh, cả Bí thư Thành ủy TP.Huế Nguyễn Kim Dũng lẫn Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế Nguyễn Ngọc Thiện đều nói rằng cần có quy c hế thực hiện và biện pháp chế tài khi người tham gia đề án vi phạm cam kết. Theo ông Thiện thì vấn đề hỗ trợ tài chính cho bà con không quá khó, nhưng ban hành quy chế bảo tồn nhà vườn, quy chế thực hiện đề án là rất khó khăn. “Nếu không có biện pháp, quy chế quản lý điều hành rõ ràng thì có hỗ trợ cho người dân 700 triệu đồng họ cũng không dám nhận đâu”, ông Thiện nói. HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh xây dựng dự thảo quy chế quản lý, thực hiện đề án, sau đó tranh thủ ý kiến các cơ quan liên quan và người dân để ban hành chính thức trong thời gian sớm nhất. ĐÌNH TOÀNKhu nhà vườn hàng trăm năm tuổi ở số 28, đường Phú Mộng, Kim Long -  Ảnh: Đình Toàn
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế thì việc bảo tồn nhà vườn Huế đã và chịu những thách thức về thiên tai, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa diễn ra nhanh, lối sống đô thị thay đổi dẫn đến đất vườn bị phân chia, chuyển nhượng, phát sinh cải tạo xây dựng nhà theo kiểu kiến trúc mới làm phá vỡ cảnh quan nhà vườn truyền thống, tranh chấp về mặt thừa kế...
Những nguyên nhân này đã khiến nhiều nhà vườn (cả nhà kiến trúc cổ và vườn) xuống cấp, có nơi bị xé lẻ. Để bảo tồn nhà vườn Huế hiệu quả hơn, tại kỳ họp chuyên đề mới đây, HĐND tỉnh đã thông qua đề án “Chính sách bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”.
Tín hiệu vui đối với việc phục vụ công cuộc bảo tồn “không gian văn hóa” rất Huế này là người dân sở hữu nhà vườn khi tham gia đề án sẽ hưởng nhiều chính sách ưu đãi. Đó là được hỗ trợ 100% lãi suất vay trùng tu nhà vườn (không quá 5 năm), mức vay được hỗ trợ lãi suất cao nhất là 500 triệu đồng/nhà vườn. Người dân cũng có cơ hội được hỗ trợ kinh phí trùng tu tôn tạo nhà chính với mức cao nhất là 700 triệu đồng đối với nhà vườn xếp loại 1, không quá 500 triệu đồng loại 2 và không quá 400 triệu đồng đối với nhà vườn xếp loại 3...
Cùng với đó, tỉnh cũng sẽ hỗ trợ các vấn đề “chi li” nhất như các nhà vườn duy trì cảnh quan của vườn với mức 2 triệu đồng/năm/vườn (từ ngày tham gia chính sách đến năm 2020), hỗ trợ 100% chi phí khảo sát, thiết kế vườn; hỗ trợ 100% tiền mua cây giống, hỗ trợ việc người của nhà vườn đi học kỹ năng nghiệp vụ du lịch...
Tuy nhiên, nhiều vị lãnh đạo và nhà quản lý vẫn bày tỏ lo ngại, lúng túng khi thiếu quy chế cụ thể để triển khai. Thảo luận đề án này trước HĐND tỉnh, cả Bí thư Thành ủy TP.Huế Nguyễn Kim Dũng lẫn Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế Nguyễn Ngọc Thiện đều nói rằng cần có quy c hế thực hiện và biện pháp chế tài khi người tham gia đề án vi phạm cam kết.
Theo ông Thiện thì vấn đề hỗ trợ tài chính cho bà con không quá khó, nhưng ban hành quy chế bảo tồn nhà vườn, quy chế thực hiện đề án là rất khó khăn.
“Nếu không có biện pháp, quy chế quản lý điều hành rõ ràng thì có hỗ trợ cho người dân 700 triệu đồng họ cũng không dám nhận đâu”, ông Thiện nói.
HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh xây dựng dự thảo quy chế quản lý, thực hiện đề án, sau đó tranh thủ ý kiến các cơ quan liên quan và người dân để ban hành chính thức trong thời gian sớm nhất.
Hỗ trợ nhà vườn xây phòng thính nhạc
Theo đề án này, nhà vườn Huế cần bảo tồn có những tiêu chí cụ thể và phân làm 3 loại.
Loại 1: là những nhà vườn có giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật gắn liền với danh nhân văn hóa lịch sử của đất nước được xây dựng dưới thời quân chủ, hiện còn bảo lưu tổng thể giá trị kiến trúc cảnh quan, không gian cư trú đặc trưng và hình thức tạo cảnh (cổng, bình phong, bể cạn, non bộ...) kết hợp các hình thức trang trí truyền thống có giá trị thẩm mỹ cao, nằm ở trục đường chính; có quy mô 5 gian hoặc 3 gian kết hợp với 3 gian 2 chái trở lên (kiến trúc trùng thiềm điệp ốc).
Loại 2: là những nhà vườn truyền thống đặc trưng, có giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật; có cấu trúc khung gỗ là nhà đơn có quy mô 3 gian 2 chái; hệ thống khung gỗ chính còn nguyên vẹn, kết hợp các hình thức trang trí truyền thống, về cơ bản vẫn giữ được các yếu tố nguyên gốc của ngôi nhà nhưng đã có sự biến đổi về cảnh quan, kiến trúc (xây dựng thêm một số công trình hiện đại hoặc cải tạo, thay đổi tính nguyên gốc của công trình).
Loại 3: là những nhà vườn truyền thống đặc trưng, có giá trị; có cấu trúc khung gỗ là nhà đơn, có quy mô 3 gian hoặc 1 gian 2 chái đơn; đã có cải tạo, thay đổi tính nguyên gốc của công trình.
Cũng theo đề án, trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020 sẽ chọn 25 - 40 nhà vườn để triển khai bảo tồn và phát huy giá trị của nhà vườn Huế. Ngoài ra, còn hỗ trợ chủ sở hữu nhà vườn xây dựng phòng thính nhạc và trang bị phòng ngủ cho khách lưu trú, nếu gia chủ có tổ chức một trong các dịch vụ về ẩm thực Huế, ca nhạc truyền thống, dịch vụ lưu trú tại nhà vườn với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/nhà vườn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.