Cơ hội cho nông sản xâm nhập thị trường EU

11/03/2022 10:16 GMT+7

Đây là nhận định của chuyên gia kinh tế, TS Đặng Quốc Hùng, từng làm việc tại IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) tại buổi tọa đàm “ Doanh nghiệp Việt trước tác động của xung đột Nga - Ukraine”, do Hiệp hội Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức hôm nay 11.3.

TS Hùng nhận định: Xung đột Nga - Ukraine đã tác động mạnh đến cục diện chính trị thế giới và thay đổi một cách cơ bản trật tự an ninh châu Âu trong 3 thập kỷ qua. Quan trọng không kém là một loạt biện pháp cấm vận - bao quát và chặt chẽ nhất từ trước tới nay mà Mỹ, châu Âu và một số nước khác đã ban hành. Các sự kiện này đã gây xáo trộn lớn trên thị trường tài chính, dầu khíngũ cốc thế giới; làm tăng lạm phát và giảm tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới. Việt Nam cũng chịu tác động của các ảnh hưởng này, nhưng cũng có thể tìm thấy cơ hội để phát triển.

Trước mắt là sử dụng hết hạn ngạch xuất lúa gạo 80,000 tấn/ năm với suất thuế quan 0%. Đặc biệt nên phát triển các loại gạo thơm cấp cao, nhiều giá trị đang được người tiêu thụ châu Âu ưa chuộng.

Chí Nhân

Theo TS Hùng, Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, Ukraine đứng thứ 5; hai nước này cộng lại cung cấp hơn 30% cho thị trường lúa mì thế giới. Chiến tranh và cấm vận đã làm giá lúa mì tăng 50% trong tháng qua và đẩy giá các loại ngũ cốc và nông phẩm khác. Nếu tình hình chiến sự Ukraine kéo dài, nguồn cung lúa mì cho thị trường thế giới có thể giảm 30% tạo ra khủng hoảng lương thực, giá nông phẩm tăng cao thêm và nạn đói ở một số vùng.

Là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Ấn Độ với trên 6,5 triệu tấn/năm, giá gạo và lương thực thực phẩm tăng có lợi cho Việt Nam nhưng cũng tăng giá lương thực cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, thời điểm này cũng là cơ hội rất tốt để Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu gạo và các loại nông phẩm lương thực sang thị trường EU có nhu cầu đang tăng. Mỗi năm EU nhập khoảng 160 tỉ USD lương thực. Vì cấm vận, EU đang cần có nguồn cung cấp ngũ cốc và nông phẩm thay thế. Việt Nam nên tập trung nâng cao thị phần của mình trong thị trường EU. Trước mắt là sử dụng hết hạn ngạch xuất lúa gạo 80.000 tấn/năm với suất thuế quan 0% theo Hiệp định tự do thương mại EU-VN (EVFTA), năm 2021 Việt Nam chỉ mới xuất 60.000 tấn/năm. Đặc biệt nên phát triển các loại gạo thơm cấp cao, nhiều giá trị đang được người tiêu thụ châu Âu ưa chuộng.

Điều quan trọng là chính phủ, các hiệp hội doanh nghiệp và bản thân doanh nghiệp cần tìm hiểu về luật cấm vận của Mỹ và tiến hành thảo luận với đối tác Mỹ để tránh bị chế tài vì bị cáo buộc vi phạm các biện pháp cấm vận đối với Nga.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.