Cơ hội nào cho cầu thủ trẻ tại V-League?

22/07/2020 08:42 GMT+7

V-League đang ở hai thái cực, trường phái khá đối lập: một số câu lạc bộ ưu tiên sử dụng cầu thủ trẻ nhưng phần đông vẫn không dám tung nhân tố trẻ ra sân. Chính sự đối lập này tạo ra sự bấp bênh cho bóng đá Việt Nam .

Không phải đợi đến mùa giải V-League 2020 mà từ nhiều năm trước, Becamex Bình Dương (B.BD) đã thực hiện cuộc cách mạng về nhân sự khi mạnh dạn sử dụng cầu thủ trẻ. Hiện đội bóng đất Thủ có đến 14 gương mặt chỉ từ 19 - 23 tuổi, như Nguyễn Trần Việt Cường (sinh năm 2000), Nguyễn Hùng Thiện Đức (1999), Đoàn Tuấn Cảnh (1998), Hồ Tấn Tài, Nguyễn Trọng Huy, Trần Duy Khánh, Tống Anh Tỷ, Nguyễn Tiến Linh (1997)... Cá biệt, Trần Hoàng Bảo và Võ Hoàng Minh Kha đều sinh năm 2001.

"Trần Công Minh tham gia bán độ không phải vì gia đình nghèo khó"

Xung đột giữa đội tuyển và các câu lạc bộ trong việc sử dụng cầu thủ trẻ dường như là câu chuyện lớn của bóng đá VN, chưa thể có hồi kết viên mãn cho cả đôi bên

Bình luận viên Ngô Quang Tùng

HLV Nguyễn Thanh Sơn phát biểu: “Chúng tôi kiên nhẫn dùng cầu thủ trẻ đều là “cây nhà lá vườn” và chấp nhận đi chậm lại, hạ chỉ tiêu thành tích trong 3 - 4 năm qua. Họ được thử lửa cả ở đấu trường quốc nội lẫn quốc tế như AFC Cup 2019. Dấu ấn đầu tiên có sự đóng góp của lứa trẻ chính là chức vô địch Cúp quốc gia 2018. Tiến Linh, Tấn Tài thi đấu tốt ở câu lạc bộ (CLB) thì đội tuyển sẽ được nhờ”. Tuy nhiên, B.BD sau 10 vòng đấu V-League đang tạm đứng thứ 7 - vị trí chưa thực sự an toàn vì chỉ cần sơ sẩy 3 vòng còn lại của giai đoạn 1, Tiến Linh và đồng đội có thể rơi xuống nhóm 6 đội đứng cuối, phải tranh suất trụ hạng giai đoạn 2. Biết còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng HLV Nguyễn Thanh Sơn và các học trò trẻ quyết tâm lọt vào top 8.

Bất ngờ với người đứng sau vụ tiền đạo 1m80 của PVF thi đấu cho CLB Sài Gòn

HLV Phạm Minh Đức của tân binh Hồng Lĩnh Hà Tĩnh (HLHT) cũng trao cơ hội cho những cầu thủ trẻ, như tiền vệ Nguyễn Văn Minh, Lý Công Hoàng Anh (đều sinh năm 1999), hậu vệ Nguyễn Văn Vĩ, tiền vệ Nguyễn Trung Học, tiền đạo Nguyễn Văn Tám (đều sinh năm 1998)… Ông Đức nói: “HLHT hiện đứng thứ 11 trên bảng xếp hạng V-League nhưng tôi không quá buồn phiền vì điều đó. Quan trọng là các cầu thủ trẻ của tôi đã tiến bộ qua từng trận và đó là điều mà bóng đá VN đang cần. Hãy tự tin dùng cầu thủ trẻ vì đây chính là tương lai đầy tiềm năng của bóng đá VN”. Đội Than Quảng Ninh cũng có nhân tố trẻ như tiền vệ Nguyễn Hai Long - trường hợp thay thế bất đắc dĩ khi đàn anh Nguyễn Hải Huy bị chấn thương, và cầu thủ sinh năm 2000 này có một số trận đấu chơi khá ấn tượng.

VFF, VPF không “nói” được các CLB ?

Không phải VFF hay Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) không nghĩ đến việc tạo cơ chế cho các CLB dùng cầu thủ trẻ. Nhưng chính các CLB tự tước đi quyền hợp pháp đó. Sau thành công vang dội của đội U.23 VN tại vòng chung kết U.23 châu Á 2018, VPF và VFF đã từng trưng cầu ý kiến các đội bóng về kế hoạch mỗi đội được phép sử dụng 2 hoặc 3 cầu thủ U.23 ở mỗi trận đấu tại V-League. Nhưng số phiếu đồng ý mà VFF, VPF nhận về là 2/14 đội. 12 đội còn lại phản đối. Vì thế VFF, VPF buộc lòng phải hủy bỏ phương án bắt buộc sử dụng cầu thủ trẻ, không thể đưa vào điều lệ giải.
Mùa giải 2020, Hà Nội ký hợp đồng với “lão tướng” Tấn Trường và mới đây là Lê Tấn Tài. HAGL lại mời tiền đạo 35 tuổi Anh Đức về trong khi đang có rất nhiều tiền đạo trẻ tiềm năng. Ví dụ như Đinh Thanh Bình (sinh năm 1998) từng được HLV Park Hang-seo gọi lên tuyển VN, hiện đang cho Công an nhân dân mượn chơi ở hạng nhì. Lê Minh Bình (sinh năm 1999) đang tỏa sáng trong màu áo CLB Bà Rịa-Vũng Tàu với 5 bàn thắng tại giải hạng nhất.
Trung Ninh - Linh Nhi 
Trong khi đó, các CLB khác có vẻ như đang “hắt hủi” cầu thủ trẻ mà chỉ quen dùng những cầu thủ có kinh nghiệm. Bình luận viên Ngô Quang Tùng nói: “Số lượng các CLB dùng cầu thủ 21, 22 tuổi là không nhiều. HLV nào từng kinh qua các đội trẻ như ông Phan Thanh Hùng (Than Quảng Ninh) hay Phạm Minh Đức (HLHT) thường có xu hướng dùng nhân sự trẻ. Còn CLB nào mà hệ thống đào tạo trẻ của CLB đó đang có vấn đề, đang bị “gãy” tuyến trẻ thì không có xu hướng này, điển hình như SHB Đà Nẵng.
Một số CLB dù có muốn dùng trẻ đi chăng nữa nhưng không có gương mặt trẻ nào hay, không có lớp kế thừa thì cũng đành chịu. Vì thế, xung đột giữa đội tuyển và các CLB trong việc sử dụng cầu thủ trẻ dường như là câu chuyện lớn của bóng đá VN mà chưa thể có hồi kết viên mãn cho cả đôi bên”.
Cơ hội nào cho cầu thủ trẻ tại V-League ?

Cơ hội ra sân của các cầu thủ trẻ như Hai Long của Than Quảng Ninh không nhiều tại V-League

Ảnh: Vy Khánh

VFF phải hài hòa được quyền lợi đội tuyển và CLB

Qua lăng kính của bình luận viên Ngô Quang Tùng, bóng đá VN ngày nay do nhiều yếu tố tác động mà không kiên trì sử dụng trẻ. Vậy bóng đá VN “ngày xưa” thì sao?
Hôm qua, chúng tôi đã đặt câu hỏi với cựu danh thủ Trần Công Minh: “Anh được đá cho giải vô địch quốc gia năm bao nhiêu tuổi?”, câu trả lời là: “Trẻ lắm. 19 tuổi tôi đã được khoác áo đội Đồng Tháp (ĐT) thi đấu ở giải vô địch quốc gia năm 1989. Trận chung kết, tôi được vào sân 10 phút cuối và năm đó đội ĐT thắng đội Thể Công trận chung kết ở sân Hàng Đẫy để giành chức vô địch. Năm 1996, ĐT lại vô địch quốc gia thêm một lần nữa khi tôi 26 tuổi. Phải nói là trong suốt thời kỳ thanh xuân của sự nghiệp cầu thủ, tôi và các đồng đội cùng trang lứa sớm được ra sân và có thể vì lứa trẻ được trọng dụng nên bóng đá ĐT đã từng trải giai đoạn hoàng kim. Nếu tôi nhớ không nhầm, lứa Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Hữu Thắng, Lê Huỳnh Đức hay muộn hơn một chút như lứa của Nguyễn Đức Thắng, Trương Việt Hoàng… cũng được các CLB trọng dụng khi họ mới 19 - 20 tuổi”.

Đội Sài Gòn có cầu thủ trẻ nhất V-League

CLB Sài Gòn đang dẫn đầu bảng xếp hạng V-League 2020 vừa ký hợp đồng với cầu thủ 18 tuổi (sinh năm 2002) Võ Nguyên Hoàng. Đích thân HLV đội U.19 VN Troussier đã giới thiệu cậu học trò cưng của mình cho ban huấn luyện đội Sài Gòn và Hoàng sẽ chính thức khoác áo đội bóng mới ở vòng 11. Hoàng sẽ trở thành một trong hai cầu thủ trẻ nhất V-League 2020, cùng với Vũ Minh Hiếu của HAGL (cũng sinh năm 2002).
Trung Ninh
Cựu hậu vệ đội tuyển VN lấy câu chuyện thời sự của bóng đá VN để chia sẻ quan điểm: “Mới đây đọc báo, tôi thấy HLV Park Hang-seo bày tỏ bất an khi ông rất khó khăn trong quá trình chọn lựa những gương mặt trẻ tại V-League. Các cầu thủ U.23 rất ít được thi đấu trong đội hình chính của các CLB. Ông Park cũng quan ngại về việc các tiền đạo nội gần như mất hút vì các đội gần như đều dùng ngoại binh trên hàng công.
Cũng theo ông Park, do các cầu thủ trẻ không có cơ hội ra sân nên đội tuyển hiện nay không có đội ngũ kế cận, vì thế ông đã kêu gọi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) nên sớm áp đặt quy định số lượng cầu thủ trẻ được ra sân ở sân chơi hàng đầu trong nước. Ý kiến của ông Park là có lý. Thế nhưng sau đó, đồng đội cũ của tôi ở đội tuyển VN là HLV Lê Huỳnh Đức lại đưa ra ý kiến trái chiều mà suy xét ra thì cũng lại có lý.
Huỳnh Đức nói rằng nếu ông Park dẫn dắt một đội bóng nào đó tại V-League thì ông Park cũng sẽ phải sử dụng ngoại binh vì áp lực thành tích là cực lớn. Sử dụng trẻ có thể đồng nghĩa với sự mạo hiểm và đôi khi phải đánh đổi bằng thất bại. Và khi đó chiếc ghế HLV sẽ bị lung lay”. Chúng ta hoàn toàn có thể đồng cảm với sự âu lo của ông Park lẫn Huỳnh Đức. Làm sao hài hòa quyền lợi giữa đội tuyển và các CLB thực sự là bài toán cực kỳ khó giải. Bài toán này nên đặt lên bàn VFF mà trong đó rất cần đến chất xám của tân Giám đốc kỹ thuật người Nhật Bản Adachi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.