Có khó khăn mới hiểu lòng nhau

21/08/2021 05:11 GMT+7

Tính đến thời điểm hiện nay, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức 6 chuyến bay đón tổng cộng 1.130 người Bình Định sinh sống, học tập, làm việc tại TP.HCM bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 về quê.

Đây là những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già, người neo đơn, ốm đau bệnh tật, sản phụ, người thân của nạn nhân tử vong vì Covid-19... không còn khả năng bám trụ ở TP.HCM. Tuy không rầm rộ, ồn ào, nhưng Bình Định tổ chức đón công dân về quê rất bài bản, chu đáo được dư luận đồng tình, đánh giá cao.

Người mắc Covid-19 sống chung với người nhà có bệnh nền cần làm gì | BÁC SĨ ƠI số 8

Trong nhiều cuộc họp về phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long yêu cầu phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết trong phòng chống dịch, không thể nói chung chung. Trong chiến dịch đón công dân Bình Định ở TP.HCM về quê, tỉnh cũng đã lên phương án chi tiết cho từng tình huống cụ thể, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị...
Trong thời gian cách ly tập trung 7 ngày, người về từ TP.HCM sẽ thực hiện xét nghiệm nhiều lần để phân loại, nếu âm tính hết thì sẽ được bàn giao cho chính quyền địa phương đưa về nhà để tiếp tục cách ly, theo dõi 14 ngày nữa. Trong thời gian cách ly tập trung, nếu có kết quả xét nghiệm dương tính, công dân được đưa vào bệnh viện để điều trị, nếu trường hợp nghi ngờ sẽ tiếp tục được cách ly, theo dõi. Mọi chi phí đi lại, xét nghiệm, ăn ở... trong thời gian cách ly tập trung và chi phí xét nghiệm trong thời gian cách ly ở nhà đều được tỉnh hỗ trợ.
Không cần lời hoa mỹ, những hành động thiết thực, bài bản này đã sưởi ấm lòng những người dân Bình Định vì hoàn cảnh phải tha hương. Đây cũng là mong muốn mà Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định từng nói trước khi tổ chức chiến dịch đón công dân về quê: “Các bà con quá khó khăn, không còn cách nào thì tỉnh Bình Định sẽ đón về. Về quê thì có cháo ăn cháo, có rau ăn rau, nhưng được về nhà sẽ ấm lòng, sẽ giảm khó khăn, vất vả cho bà con”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.