Có một cách đi bộ giảm cả huyết áp, mỡ máu và bệnh tiểu đường

12/01/2025 08:03 GMT+7

Có một cách đi bộ cùng lúc giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, mỡ máu và huyết áp cao.

Đi bộ thường được coi là cách đơn giản và hiệu quả để giữ dáng, nhưng bạn có biết rằng tốc độ đi bộ có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn không?

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports đã phát hiện ra rằng tăng tốc độ đi bộ nhanh thêm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao, đặc biệt ở cả người béo phì.

đi bộ

Đi bộ thường được coi là cách đơn giản và hiệu quả để giữ dáng

Ảnh: AI

Nghiên cứu quy mô lớn của các nhà khoa học từ Đại học Doshisha (Nhật Bản) đã phân tích dữ liệu kiểm tra sức khỏe của hơn 24.000 người đa số bị béo phì. Các tác giả đã kiểm tra mối liên hệ giữa tốc độ đi bộ và các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu (mức cholesterol đột biến) ở những người tham gia.

Kết quả đã phát hiện 3 lợi ích tuyệt vời khi đi bộ nhanh như sau:

Giúp giảm đến 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, so với đi bộ chậm.

Giúp giảm 6% nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao.

Giảm nguy cơ mắc chứng rối loạn lipid máu, theo tờ Times Of India.

Những phát hiện này nhấn mạnh tốc độ đi bộ có thể tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể, đặc biệt là ở những người béo phì vốn có nhiều nguy cơ mắc bệnh.

Có một cách đi bộ giảm cả huyết áp, mỡ máu và bệnh tiểu đường- Ảnh 2.

Đi bộ nhanh giúp giảm đến 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Ảnh: AI

Tốc độ đi bộ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Đi bộ nhanh hơn còn mang lại lợi ích trực tiếp cho cơ thể theo nhiều cách như: Tăng khả năng hiếu khí, giúp cải thiện hiệu quả của tim và phổi; Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách điều chỉnh lượng đường trong máu; Cải thiện sức khỏe tim mạch và hạ huyết áp; Giảm các chỉ số viêm, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các rối loạn chuyển hóa.

Mẹo để tăng tốc độ đi bộ

Để tăng tốc, hãy đứng thẳng, giữ tư thế thoải mái và vung tay.

Mục tiêu là đạt tốc độ nhanh khoảng 100 bước mỗi phút hoặc đi đủ nhanh để cảm thấy hơi hụt hơi nhưng có thể nói chuyện.

Để tăng sức bền, hãy xen kẽ giữa đi bộ nhanh và đi với tốc độ bình thường.

Theo dõi tốc độ bằng máy theo dõi thể dục và cố gắng đi nhanh hơn theo thời gian.

Mặc dù nghiên cứu mới này nhấn mạnh tác dụng của việc đi bộ nhanh hơn, nhưng số bước đi mỗi ngày cũng quan trọng không kém để giảm nguy cơ mắc bệnh. Các nghiên cứu khác đã chứng minh rằng tăng số bước đi mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp và tăng cường thể lực nói chung.

Vì vậy, vừa đi nhanh vừa đi nhiều là cách tốt nhất để mang lại kết quả tốt nhất, theo Times Of India.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.