Có một Đà Lạt ở miền Đông: Weekend ở Suối Tre

05/08/2019 11:30 GMT+7

Ở truyện ngắn Đất đỏ của nhà văn Phan Thị Vàng Anh mà tôi có dịp đọc vào những năm 1990, viết về vùng đất Long Khánh, cô đã mô tả vài nét về vườn rẫy của xứ này và hồ Suối Tre.

Bây giờ, những chuyến dã ngoại cuối tuần của lứa tuổi teen cũng chỉ thưa thớt, dù chẳng ai bán một tấm vé thu tiền. Nhưng, vào cách đây 100 năm, theo mô tả của Arnaud de Vogué, có vẻ nơi đây đã từng nhộn nhịp rồi...
... Đó là những gì diễn ra khi cuộc Thế chiến lần thứ nhất kết thúc (1918). Giới doanh nhân, viên chức, sĩ quan người Pháp và các chủ đồn điền đến VN tìm kiếm cơ hội làm giàu. Họ tìm cách liên lạc với nhau và mỗi cuối tuần lại tụ họp giải trí ở quầy bar của khách sạn Continental.
Nhưng rồi một ngày, sau khi các kỹ sư và đốc công người Pháp thi công tuyến đường sắt về nghỉ phép đôi ngày, cũng như ông chủ đồn điền Suzannnah có dịp lên Sài Gòn để ký kết các hợp đồng cung ứng mủ cao su hoặc giao du với bạn bè, giới thiệu về một khu nghỉ mát cách Sài Gòn 70 km, thì giới nhà giàu Pháp bắt đầu để ý nơi này.
Trước đó, theo Arnaud de Vogué, những người Pháp thỉnh thoảng mới đi xe hơi theo nhóm lẻ tẻ về Dầu Giây để picnic kết hợp với thăm trang trại hoặc đưa một số giống cây, gia súc về trồng hoặc nuôi thử nghiệm. “Ở đó, người ta muốn bắt đầu thí nghiệm theo quy mô khiêm tốn những cây trồng nhiệt đới: vài giống cà phê khác nhau, ca cao, hồ tiêu, cam quýt, quế, sả, trà và các loại cây ăn quả như đu đủ, cola, măng cụt..., đồng thời cũng dự định trồng bông và mía, những mẫu gia súc bản xứ được đưa về. Phần lớn thử nghiệm không sinh lợi, nhưng người khởi xướng không nản chí, loại cây trồng mới liên tục được đưa vào”, ông viết.
Có một Đà Lạt ở miền Đông: Weekend ở Suối Tre1

Nơi nhà hàng này, xưa kia từng vang lên tiếng đàn dương cầm của quý bà, quý cô người Pháp

Nhưng kể từ khoảng năm 1928 trở đi, khi số nhân khẩu người Pháp tăng lên nhiều hơn ở Sài Gòn, thì có một nhân vật có tố chất khám phá vùng đất mới xuất hiện: Emile Girand, thường được cộng đồng Pháp mệnh danh là “người còn sót lại của ê kíp nguyên thủy”. Với đoạn đường sắt mới hoàn tất, vài toa xe được nhập về từ Pháp, họ bắt đầu những chuyến weekend đến Suối Tre.

Vậy rồi, trong thâm tâm cứ ước mong, những cây cổ thụ kia sẽ tỏa bóng lên rất nhiều người, và thảm cỏ dày mượt ấy sẽ được lắm ánh mắt thưởng thức hơn, không như cảnh vắng vẻ ở đây mỗi ngày, như bây giờ!

“Người ta sai đốt lò một chuyến tàu đặc biệt ở ga Sài Gòn vào những thời khắc đầu tiên của buổi hừng đông, trên đó đã chất lên những thứ làm thành bữa ăn trưa thịnh soạn, với dung lượng các đồ uống ngăn chặn cơn khát của khách tham quan suốt ngày. Những cây nước đá, bồi bếp của khách sạn Continental chuẩn bị đảm bảo việc hầu hạ họ. Không chờ mặt trời mọc, con tàu xuất phát để đến ga Dầu Giây trước khi cái mát mẻ tương đối của buổi sáng bắt đầu tiêu tan. Tùy số khách, ít khi quá 12 người, số xe bò chờ sẵn trước ga đáp ứng đòi hỏi của khách. Các bà các ông lấy chỗ ở đó, dù được xòe ra. Họ dừng lại quan sát tức thời hay tranh luận không dứt, trong khi mặt trời từ từ lên ở phía chân trời...”, Arnaud de Vogué viết.
Có một Đà Lạt ở miền Đông: Weekend ở Suối Tre3

Những ngôi biệt thự được xây dựng hơn trăm năm, nay vẫn tồn tại

Sau những giờ tiêu khiển, dạo mát trên những lối mòn ở Suối Tre, mặt trời dần dâng cao và nóng dần, thì cùng lúc “người của nhà hàng Continental đã bắt đầu công việc của mình”. Mô tả của tác giả tư liệu như sau: “Rượu khai vị kéo dài các cuộc chuyện trò, đôi khi thành cuộc cãi vã. Bữa ăn trưa thường để lại không thường xuyên nhưng những “đối thủ” mặc nhiên đồng ý với nhau: đó là giờ phút dễ chịu của cả ngày. Một hôm, có người đề xuất ý kiến chở từ Sài Gòn về một cây đàn piano, đặt ở nhà hội đồng và nhiều quý bà, quý cô chơi đàn rất thích thú...”.
Và rồi khi “mặt trời tà tà xế bóng, một vòng thứ nhì thăm thú đồn điền có thể diễn ra. Người ta biết cái ngắn ngủi của hoàng hôn nhiệt đới nên vòng du ngoạn thứ nhì không hề dài. Tối đến, “chuyến tàu đặc biệt” kiên nhẫn chờ đợi suốt ngày trên đường đậu ở ga Dầu Giây lại hối hả trở về. Người ta lại chất lên thúng mủng rỗng, chén đĩa, các bộ đồ ăn, khăn trải bàn, khăn ăn, bồi bếp và khách tham quan.
Một tiếng rưỡi sau, mọi người lại ở sân ga Sài Gòn sau cuộc đi chơi dã ngoại”!
Có một Đà Lạt ở miền Đông: Weekend ở Suối Tre2

Bể bơi dành cho những ông chủ đồn điền, đốc công người Pháp

Đoạn kết

Những dòng này của Arnaud de Vogué cứ như tái hiện trong tôi như một vòng tuần hoàn của thời gian qua những năm tháng biến thiên của lịch sử, khi ngồi ở nhà hàng vắng vẻ ở Suối Tre một chiều tháng 7. Vài chiếc lá từ cành cao trước cây xà cừ đại thụ rơi chao, gió cuốn lả tả bay về phía bể bơi có tuổi đời cả 100 năm, đã lâu lắm rồi không ai trầm mình. Mới thấy, nơi cái xứ miền Đông này, một TP.Long Khánh vừa mới được “lên đời”, nhưng sao lâu quá nơi chốn hoang phế này vẫn lưu cữu một không khí quạnh hiu và tĩnh lặng?
Vậy rồi, trong thâm tâm cứ ước mong, những cây cổ thụ kia sẽ tỏa bóng lên rất nhiều người, và thảm cỏ dày mượt ấy sẽ được lắm ánh mắt thưởng thức hơn, không như cảnh vắng vẻ ở đây mỗi ngày, như bây giờ!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.