• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Tận hưởng

Có một Hà Nội khác, bình yên, dân dã ở dọc hai triền đê sông Hồng

07/06/2021 12:00 GMT+7

Không cần phải đợi đến khi dự án thành phố bên sông Hồng đi vào hiện thực bạn mới được tận hưởng vẻ đẹp của con sông này mỗi ngày. Ngay bây giờ, giữa những ngày tháng rộng dài hiếm hoi của đại dịch, xách xe đi một vòng quanh thành phố để được thấy một Hà Nội hoàn toàn khác, một Hà Nội bình yên, lãng mạn ở dọc hai triền đê sông.

Sau những dãy cao ốc này là cả một không gian thôn quê, dân dã, mênh mang, thơ mộng bất ngờ.
 
Từ bất kỳ điểm nào của thành phố, nếu đi về phía Bắc, dọc triền đê sông sẽ là một loạt những bãi, bồi, “thắng cảnh” mà bạn có thể vừa quen mà vừa rất lạ.
Cảnh sắc Hồ Tây và cũng là một điểm đẹp trên hành trình đẹp dạo quanh Hà Nội.
 
Quen ở những điểm như: Bãi đá, bãi Tre, chợ hoa Nhật Tân… - vốn là nơi tụ họp, vui chơi, thả diều, chụp ảnh của rất nhiều học sinh trung học Hà Nội.
Bãi giữa sông Hồng, đoạn chân cầu Vĩnh Tuy là nơi dạo chơi cuối tuần ưa thích của gia đình chị Khổng Nhung.
 
Nhưng, lạ lại nằm ở những bãi chẳng có tên nằm rải rác khắp triền sông, đoạn chạy qua thành phố. Những bãi bồi to nhỏ theo sự bồi đắp tự nhiên của phù sa, xen lẫn với các hoạt động dân sinh đầy thú vị, mới lạ.
Trong hành trình đi qua thành phố Hà Nội ngàn năm tuổi, con sông Hồng để lại nhiều bãi bồi và chúng là điểm lưu chân ưa thích của nhiều "du khách nội đô".
 
Một bãi bồi khá lớn (phường Phú Thượng, Q.Tây Hồ) với dải cát dài cả km được gọi là bãi tắm sông Hồng. Bờ cát rộng, thoải, lội bộ cả chục mét, nước cũng chỉ ngang ngực người lớn.
Bãi tắm sông Hồng (tự phát, thuộc phường Phú Thượng, Q.Tây Hồ).
 
Những ngày không có dịch, người dân vẫn kéo nhau ra đây tắm, lội, vui đùa. Còn những ngày dịch, vẫn có thể ra hóng gió, ngắm tàu thuyền tấp nập qua lại, tận hưởng những giây phút yên tĩnh, ngẫm trải sự đời.
Một khu vui chơi ven Hồ Tây, trên đường ra đê sông Hồng (những ngày chưa bị cấm dịch).
 
Đi lên phía trên là qua cầu Nhật Tân, sang Đông Anh, rẽ về đê Vĩnh Ngọc, bạn sẽ như lạc vào một vùng thôn quê nào đó, bên kia sông là thủ đô sầm uất, náo nhiệt.
Đê Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội.
 
Đoạn đê dài hơn 20 km, thẳng tắp, xanh mướt cỏ, hoa dại cùng những vạt cây trồng hộ đê. Từ con đê ấy, có nhiều lối rẽ xuống chân đê, nơi có các khu ruộng vườn cây trái, rau màu và cả khu chăn nuôi. Hà Nội vốn đầy đủ không hẳn vì là Thủ đô - nơi vạn của ngon vật lạ gửi về mà một phần bởi những khu bãi bồi ven đô, ven sông dân dã, gần gũi cung cấp. Cảm giác được ở, được thở ở một không gian khác, tựa như cách nhà phố cả trăm km (mà thật ra là chỉ cách có vài km đường sông) là một cảm giác rất lạ lẫm và phấn khích. 
Cây cầu trăm tuổi Long Biên, bên dưới là bãi Giữa sông Hồng rộng hàng trăm ha.
 
Cuối con đê thơ mộng là tất cả sự thích thú - một cây cầu trăm tuổi từ thời Pháp, biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Cây cầu sắt cổ kính đã cấm ô tô qua lại chỉ còn xe máy, xe thô sơ và tàu hỏa nên nếu dừng chân ở đây chắc hẳn cảm giác được sống lại những ngày tháng của thập kỷ 90 là không phải… tìm kiếm.
Khung cảnh tự nhiên, thơ mộng của bãi Giữa sông Hồng.
 
Dưới chân cầu là bãi Giữa, vẫn được gọi là bãi Giữa sông Hồng. Rộng hàng trăm ha, đây như là một hòn đảo thu nhỏ chứ không phải là một bãi bồi nữa. Nó có đầy đủ ruộng lúa, vườn cây, hoa màu.
Chị Thúy Hồng, một cư dân Thủ đô đạp xe ở bãi Giữa.
 
Dân cư sinh sống ở đây chủ yếu là dân ngụ cư sống bằng nghề nông, nghề chài lưới, kiếm sống từ chính lòng sông, bãi bồi. Những mái nhà có, tạm bợ có, kiên cố đôi chút có (chỉ là lợp tôn, giấy dầu hoặc mái bằng)...
Bãi Giữa bạt ngàn cây màu hoa trái.
 
Những vạt ruộng vườn ngô, sắn… bạt ngàn ngay dưới cây cầu cổ kính ấy là một thế giới khác hoàn toàn, không quá thôn quê, dân dã mà đôi chút tạm bợ, manh mún, đậm màu quá khứ…
Hà Nội, thành phố cổ kính bên sông có rất nhiều điều để khám phá.
 
Hà Nội, thành phố rộng nhất nước, cổ kính nhất nước và còn nhất nhì châu Á, cùng với dòng sông Hồng bắt nguồn từ phương Bắc, cùng nền văn minh sông Hồng (một trong 36 nền văn minh của thế giới) hóa ra, có quá nhiều điều để khám phá. Có lẽ, chỉ những ngày nghỉ tránh dịch như này, khi toàn bộ guồng quay xã hội, kinh tế đang phải trùng hết lại trên khắp địa cầu, mới có thể tranh thủ đi quanh nó, khám phá nó, hiểu nó, để những ngày “nghỉ” đặc biệt này thêm phần ý nghĩa.
Khoảnh khắc đẹp bên gia đình, ở bãi Giữa ( chân cầu Vĩnh Tuy). 
 
 
Top
Top