Có một 'nghề' đi săn túi cũ

01/11/2015 15:45 GMT+7

(TNTS) Có những điều đàn ông mãi không hiểu được về phụ nữ. Túi xách là một trong những điều đó.

(TNTS) Có những điều đàn ông mãi không hiểu được về phụ nữ. Túi xách là một trong những điều đó. 

Đàn ông không bao giờ và có lẽ không chịu hiểu vì sao phụ nữ sẵn sàng bỏ số tiền có khi bằng cả… chiếc xe hơi để rinh về một chiếc túi hàng hiệu. Và họ cũng không thể lý giải được tại sao những chiếc túi cũ lại có thể tạo nên được một cuộc “đi săn” của những người… phù phiếm. 
Đường đi của những chiếc túi
Giữa một Sài Gòn đông đúc, các cửa hàng chuyên nhập hàng second hand (đã qua sử dụng) từ châu Âu, Nhật, Pháp... hay hàng da làm bằng tay vẫn giữ vững được “vị thế” đúng theo quy luật “có cung thì có cầu”. Nếu tìm trên Google với từ khóa “túi xách second hand”, bạn sẽ thấy cả một rừng shop. Với dân chuyên săn túi sau một thời gian trải nghiệm thường rỉ tai nhau vài cái tên được cho là uy tín trong thế giới hàng second hand “vàng thau lẫn lộn”: Rebags (Q.1, TP.HCM), Vintbag (Q.1, TP.HCM), Hàng xách tay second hand châu Âu (Ov2nd - Q.1, TP.HCM), Tiệm của Bông Bụp (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), Hàng nhập từ Pháp (Q.1, TP.HCM), Ann Closet (Hà Nội)…
Tên của tiệm phần nào nói lên nguồn gốc của những chiếc túi. Rebags, Vintbags, Ann Closet chuyên săn hàng vintage từ Nhật, Ov2nd lại sưu tầm những chiếc túi mang phong cách văn phòng từ các nước châu Âu trong khi Hàng nhập từ Pháp chuyên cung cấp túi với những cái tên đầy “mơ ước” như Salvatore Ferragamo, Celine, Chanel hoặc Lancel, Coach, Renoma… Hầu hết các tiệm kinh doanh hàng này đều có đầu mối ở những nơi cần săn hàng. Người ở bên kia có nhiệm vụ sưu tầm, tìm kiếm nguồn hàng theo một số tiêu chí do bên này đặt ra rồi chuyển về từng đợt từ 3 - 4 tuần/lần.
Điểm cộng dễ nhận thấy của các shop dạng này là cách bài trí tinh tế, không gian nhỏ gọn, ấm áp,cho thấy chủ nhân phần lớn là người khá am hiểu mỹ thuật và đam mê. Không đam mê sao được bởi để cho ra đời cửa tiệm Ov2nd cách nay 3 năm, Huyền đã lê la làm quen với nguồn hàng khi đang là du học sinh ngành công nghiệp mỹ thuật tại Hà Lan. Đầu tiên, cô đưa lên Facebook 7 chiếc túi sưu tầm được trong những năm đi học và bán hết veo trong tuần đầu tiên. Như được tiếp thêm sinh khí, Huyền ấp ủ giấc mơ mở tiệm đồ da second hand tại VN. Và cô phải mất vài năm mới có thể sưu tầm được kha khá hàng để mở tiệm. Khách đến đây tìm được những chiếc túi còn khá mới với chất da thật đã lên màu theo thời gian với giá chỉ khoảng từ 500.000 đồng đến vài triệu đồng.
Nếu yêu thích phong cách cổ điển, thử ghé Rebags, Vintbag… “ẩn mình” trong những căn hộ chung cư được thiết kế lại. Những chiếc túi ở đây đa phần được nhập từ Nhật. Người Nhật nổi tiếng tinh tế, điệu đàng nên những chiếc túi gần như còn mới nguyên.
Có một 'nghề' đi săn túi cũ  2
Có một 'nghề' đi săn túi cũ  3
Có một 'nghề' đi săn túi cũ 8
“Cạm bẫy” của những người “đi săn”
Không thể nào diễn tả được hết niềm vui của kẻ mộ điệu thời trang khi săn được những món hàng thật đẹp, da thật chỉ trong một buổi chiều ngẫu hứng, lượn lờ những hàng túi xách trông có vẻ cũ mèm ở trong chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh) hay chợ Trần Hữu Trang (Q.Phú Nhuận). Chiếc túi màu đen, da pebble, ám màu thời gian nhưng chỉ cần đánh lên lớp xi không màu, đã hồi sinh và trở lại là một món đồ sành điệu không chê vào đâu được. Và giá chỉ… 300.000 đồng. Sự hân hoan càng nhân lên khi search thử tên thương hiệu có bên trong túi, phát hiện ra nó là món hàng làm bằng tay tận nước Ý!
Niềm vui và nỗi buồn luôn đi cùng nhau - và đó là cái giá mà gần như ai phải “trả” trong quá trình đeo đuổi những ước muốn xa xỉ Uyên - chủ một studio chuyên thiết kế nhãn hiệu - kể về chiếc túi Balengacia mà cô nàng săn được. Thấy tiệm quen vừa post hình lên, giá quá hời: 3,7 triệu đồng (so với giá gốc lên đến gần 1.200 USD) nên cô “múc” liền. Niềm vui chưa kịp ấm tay, về đến nhà, cô đã phát hiện ra chiếc túi chỉ là hàng giả cao cấp. Những tín đồ chuyên săn hàng loại này dù luôn thủ sẵn vài ba “bí kíp” để phân biệt hàng thật - giả nhưng không phải lúc nào cũng đủ “tỉnh táo” cũng như “trình độ” để phát hiện.
Vì sao những chiếc túi này luôn nằm trong tầm ngắm của phần lớn khách hàng là nhân viên văn phòng? Bởi chúng vừa mới lạ, cá tính lại vừa hợp túi tiền. Yến Lê, trưởng phòng của một ngân hàng lớn tại TP.HCM, cho biết cô rất thích sưu tầm túi second hand vì không lo bị đụng hàng. Dù trong tủ không thiếu những chiếc túi hàng hiệu cao cấp như Hummel, Phillip Lim… nhưng niềm đam mê của Yến Lê đối với những chiếc túi độc, đẹp vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt..
Có một 'nghề' đi săn túi cũ 4
Có một 'nghề' đi săn túi cũ 5
Có một 'nghề' đi săn túi cũ 8
Có một 'nghề' đi săn túi cũ 6
Có một 'nghề' đi săn túi cũ 7
Vì sao túi xách second hand được yêu thích?
- Hầu hết bằng da thật. Nếu túi bị sờn, bạc màu nhưng hoàn toàn có thể vẫn được làm mới được bằng cách đánh xi không màu.
- Túi làm thủ công với những đường cắt và đường may tỉ mỉ và chính xác thể hiện tâm huyết của những người thợ lâu năm lành nghề.
- Dù mỗi mùa, làng thời trang đều có những xu hướng mới nhưng những chiếc túi vintage luôn tồn tại vì chúng mang tính biểu tượng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.