• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Có nên cho trẻ lớp 1 tiền tiêu vặt?

14/09/2020 19:00 GMT+7

Dạy con tự lập bao gồm dạy con tự chủ về tài chính. Sử dụng các tiện ích hiện đại của ngân hàng, dùng phép so sánh giá trị món đồ với ngày công lao động của cha mẹ… là những cách dạy con tài chính hiệu quả.

Thời điểm đầu năm học mới, phụ huynh có con mới đi học, đặc biệt là đầu cấp 1, cấp 2 có khá nhiều nỗi lo. Trong nhiều chủ đề thì câu hỏi có nên cho con tiền tiêu vặt hay không? Nếu cho tiền tiêu vặt thì cho bao nhiêu một ngày, một tuần được rất nhiều phụ huynh quan tâm.

Trẻ học cấp 1 tiền tiêu vặt chủ yếu để mua bánh kẹo ở cổng trường hoặc căn tin. Vì thế nhiều cha mẹ cho rằng phải cấm trẻ vì các loại đồ ăn thức uống bày bán không đảm bảo an toàn. Ngoài ra nếu trẻ học bán trú đã được ăn trưa, ăn xế đầy đủ trong trường. Có phụ huynh thì cảnh báo “còn nhỏ mà cho tiền mua bánh kẹo là hại con”… Tuy nhiên, cũng có gia đình coi tiền ăn vặt là phần thưởng nếu cả tuần con hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, có người lại mua sẵn bánh kẹo để con mang đi ăn trong giờ ra chơi.

Tuy nhiên, ý kiến “cha mẹ gởi tiền ở căn tin (có giới hạn số tiền mỗi ngày) và trẻ chỉ việc ra lấy bánh kẹo, nước uống mà không cần trả tiền –được nhiều phụ huynh đặt câu hỏi: Tại sao không nhân cơ hội này để dạy con về tiền?

Chia sẻ trong một chương trình tại trường Việt Anh (Bình Dương), Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Lan Hải cho biết trẻ nên được học về tiền từ rất sớm. Khi trẻ cầm tiền để chơi thì cha mẹ có thể cùng trẻ làm tiền bằng giấy, dạy con cách phân loại tiền, xếp tiền theo mệnh giá, gấp ví & trang trí cho ví đựng tiền… Trẻ lớn hơn, cha mẹ đưa tờ tiền nhỏ nhờ con mua những món đồ ở tiệm tạp hóa gần nhà… Khi trẻ vào cấp I, cha mẹ cấp cho con một khoản tiền nhỏ để con tự tiêu theo ý con trong những lần cả nhà đi chợ, siêu thị…

Trẻ vào cấp II, cha mẹ để con lập kế hoạch chi tiêu đầu năm học, tự cân đối các khoản mua sắm cặp, sách, đồ dùng học tập… với khoản tiền vừa đủ hoặc hơi ít hơn một chút. Khi con làm tốt, hãy cho con giữ một khoản tiền riêng để tiêu trong tuần (thay vì cho tiền hàng ngày). Trẻ sẽ học được cách để tự quản và phòng thân cất tiền cần thận, giữ gìn đồ dùng cẩn thận. “Cha mẹ không nên lo trẻ trở nên thực dụng mà chỉ cần giúp trẻ tiêu tiền có ý thức”, BS Lan Hải cho biết.

Đã có những câu chuyện cha mẹ trả tiền khi con rửa bát, nấu ăn, dọn nhà… làm dấy lên lo ngại ở những phụ huynh khác, rằng nếu sau này khi không có ai trả tiền, trẻ sẽ không làm việc nhà nữa, hoặc mặc cả phải trả số tiền cao hơn… Theo Tiến sĩ Tâm lý Lê Thị Linh Trang, mỗi cha mẹ có cách riêng để dạy con chia sẻ, đóng góp trách nhiệm trong gia đình. Tuy nhiên, cha mẹ có thể tham khảo về hai loại tiền của người lớn là tiền lương và tiền thưởng để có cách của riêng mình. Không trả tiền cho những phần việc thuộc về trách nhiệm nghĩa vụ nhưng có thể trả tiền thưởng cho sự cố gắng, nỗ lực làm tốt của trẻ.

TS Linh Trang cho biết có lần con đòi mua một món đồ chơi, chị đã tính giá món đồ bằng khoản tiền chị được trả cho mỗi tiết đi dạy. Từ đó, cứ mỗi lần định mua gì, con chị lại tự làm phép tính quy đổi ra số tiết mà mẹ cần đi dạy và dần hình thành ý thức tiết kiệm. Khi con lên lớp 6, chị làm cho con 1 thẻ ATM (tài khoản phụ) và đều đặn mỗi tháng gởi vào thẻ cho con một khoản tiền cố định. Con được sử dụng tùy ý và tự học cách quản lý chi tiêu trong tháng của bản thân. Và nếu trẻ biết tiết kiệm thì số tiền tích trong thẻ sẽ được trả lãi – đây cũng chính là bài học về tiền mà trẻ học được.  “Sử dụng tiện ích hiện đại, tôi an tâm vì con giữ thẻ sẽ an toàn hơn tiền mặt, con không bao giờ rơi vào tình huống quên mang tiền, hết tiền… Con cảm thấy được cha mẹ tin tưởng, con tự tin (vì luôn biết mình có tiền) và chủ động quản lý, sử dụng tiền của con”, TS Linh Trang kể.

Bộ sách song ngữ 6 tập “Dạy con tài chính” bao gồm các chủ đề lý thú dành cho trẻ như: Bé học sử dụng tiền lì xì, tiền tiêu vặt; Chia sẻ với bạn khó khăn hơn; Tâm sự với người lớn chuyện con đang gặp phải; Kiếm tiền chân chính là tốt; Bé học về lòng tự trọng; Bé học về thẻ ATM, thẻ tín dụng;  Chia sẻ tài chính với gia đình… Ảnh NXB

Ngoài ra, bên cạnh việc dạy con về tiền, cha mẹ cần dạy con về lòng tự trọng với tiền, không quy lụy vì tiền, cách kiếm tiền chính đáng… Trẻ muốn kiếm tiền thì kiếm bằng cách nào và để làm gì?. Và trên tất cả các bài học, trẻ sẽ học từ cách cha mẹ kiếm tiền, dùng tiền và quản lý tiền trong gia đình.

“Xã hội văn minh không thể hiện ở việc dùng phương tiện hiện đại để thanh toán mà là ở cách sử dụng đồng tiền nhân văn. Cha mẹ dạy con về tiền và nhớ dạy cả các giá trị nhân văn giữa các mối quan hệ trong xã hội”, TS Linh Trang cho biết.

 

Top
Top