Có nên mua cầu thủ tỏa sáng sau World Cup?

24/07/2018 08:31 GMT+7

Ngay sau World Cup có ít nhất 30 cầu thủ lên giá nhờ chơi nổi bật. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là các CLB có nên ồ ạt mua các cầu thủ vừa tỏa sáng tại Nga hay không?

Thống kê sau World Cup cho thấy có khoảng 30 cầu thủ chơi nổi bật đã lên giá một cách chóng mặt. Ở đẳng cấp cao có Benjamin Pavard (Pháp), Eden Hazard (Bỉ) hoặc Jesse Lingard, Harry Maguire (Anh). Giá trị thấp hơn một chút lại rất nhiều như Juan Quintero, Yerry Mina (Colombia), Moussa Wague (Senegal), Hirving Lozano (Mexico), Ahmed Musa (Nigeria), Andre Carrillo (Peru), Hakim Ziyech (Ma Rốc), Aleksandr Golovin (Nga)...
Thế nhưng sự thành công của phần lớn các cầu thủ này ở đấu trường World Cup được nhiều HLV tên tuổi đánh giá không hẳn đã phản ánh chính xác năng lực chuyên môn của họ. Chẳng hạn như không thể nhìn vào World Cup để cho rằng Lionel Messi (Argentina), Neymar (Brazil), Cristiano Ronaldo (Bồ Đào Nha) hoặc hàng loạt tuyển thủ Đức là xoàng xĩnh, chỉ vì họ bị loại sớm.
Thực tế ở World Cup, một cầu thủ có thể bất ngờ thành công nhờ phong độ trong thời điểm cụ thể, nhờ lối chơi toàn đội hợp lý, nhờ đối thủ thi đấu không đúng sức và nhờ cả vào vận may nữa. Nhưng 3 tuần lễ với khoảng 5 - 7 trận ở World Cup và 10 tháng với khoảng 50 - 60 trận ở đấu trường CLB là hai môi trường bóng đá hoàn toàn khác nhau. Ngôi sao vừa tỏa sáng ở World Cup chưa chắc sẽ lặp lại thành công ở đấu trường CLB, bởi giá trị của một tài năng chính là sự đóng góp đường dài chứ không phải tỏa sáng trong chốc lát rồi sau đó tắt lịm.

tin liên quan

Ronaldo chưa cần ra sân, Juventus đã thắng lớn
Tháng 7.2014, Antonio Conte chia tay Juventus sau những mâu thuẫn sâu sắc với Ban lãnh đạo CLB về chính sách chuyển nhượng. Ngày đi, Conte để lại một câu nói nổi tiếng: 'Trong ví có 10 euro thì đừng mơ mộng vào nhà hàng gọi món 100 euro'.
Đơn cử trường hợp James Rodriguez (Colombia) chơi rất nổi bật với danh hiệu vua phá lưới tại World Cup 2014. Ngay sau đó, anh đến Real Madrid và "chìm" dần theo thời gian. Cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 2010 Diego Forlan (Uruguay) tương tự khi sau đó thất bại ở Inter. Thất vọng nhất chính là trên đất Mỹ năm 1994, Oleg Salenko (Nga) đi vào lịch sử với thành tích ghi đến 5 bàn chỉ trong 1 trận (Nga thắng Cameroon). Valencia mua bằng được chân sút này, hy vọng anh sẽ lặp lại khả năng ghi bàn tuyệt vời. Kết quả cả mùa bóng, Salenko chỉ ghi 5 bàn cho Valencia, rồi nhanh chóng dạt đến các đội bóng nhỏ hơn.
Trường hợp của Denilson (Brazil) đến Real Betis với giá chuyển nhượng kỷ lục thế giới hay Liverpool mạnh tay mua El Hadji Diouf (Senegal) sau World Cup 2002. Cả hai đều là những bản hợp đồng thất bại vì chưa đủ trình độ để thi đấu ổn định hơn 50 trận/mùa.
Thế nên đừng bao giờ quên World Cup là đấu trường của các đội tuyển quốc gia, trong khi ngôi sao đội tuyển chơi nổi bật tại World Cup chưa chắc phát huy tác dụng ở đấu trường CLB.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.