Việc CPH sẽ được tiến hành ở 367 DNNN. Số còn lại là 532 DNNN sẽ được xử lý theo nhiều hình thức như giao, bán, giải thể, phá sản, giữ nguyên là công ty TNHH một thành viên, chuyển thành công ty TNHH hai thành viên.
Riêng trong năm 2012 sẽ CPH 93 doanh nghiệp. Bao gồm các DNNN như Công ty TNHH MTV Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam); Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt may Việt Nam; Công ty mẹ - Tổng công ty Xi măng Việt Nam và 3 công ty con gồm Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch, Công ty Xi măng Vicem Hải Phòng, Công ty Xi măng Vicem Tam Điệp; 3 công ty con thuộc Tổng Công ty Hàng hải gồm Công ty Dịch vụ Hàng hải Vinalines Hải Phòng, Công ty Hàng hải Vinalines Nha Trang và Công ty TNHH MTV Cảng Khuyến Lương; 9 công ty thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam; 10 công ty thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; 12 công ty thuộc Bộ Công thương…
Đây là số DNNN được CPH theo báo cáo đến ngày 20.6 của 4 Bộ, 9 tập đoàn kinh tế, 10 tổng công ty nhà nước đặc biệt và 57 địa phương gửi Bộ Tài chính.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục cập nhật, tổng hợp số liệu báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước để các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp, triển khai thực hiện và các nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân quan tâm, nắm bắt thông tin.
Mai Phương
>> Mập mờ lương lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước
>> Lập Ban Chỉ đạo đề án Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước
>> Doanh nghiệp nhà nước, dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải báo cáo định kỳ
>> 630 triệu USD cho đổi mới doanh nghiệp nhà nước
>> Khống chế thu nhập lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước: Lương không quá 100 triệu đồng/tháng
Bình luận (0)