Coca-Cola đưa giải pháp về năng lượng bền vững tại Việt Nam

27/05/2016 13:45 GMT+7

Theo báo cáo gần đây của WWF về “Tầm nhìn khí hậu đến 2050”, nếu được đầu tư và sử dụng công nghệ phù hợp, nguồn năng lượng tái tạo được sử dụng bền vững có thể đáp ứng tới 70% nhu cầu của nhân loại.

Trước tình trạng nguồn cung cấp năng lượng đang thu hẹp, WWF Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), thuộc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức buổi thảo luận về “Phát triển năng lượng bền vững – Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp các ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, lâm sản, dệt may, xây dựng, thực phẩm - đồ uống tìm kiếm giải pháp và dần chuyển đổi sang năng lượng sạch.
Có thể thấy, giải được bài toán năng lượng đồng nghĩa với việc cứu Trái đất. Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố gần đây, lượng đầu tư vào năng lượng mặt trời, gió, nhiên liệu sinh học và các công nghệ sạch khác đã vượt trên 2.300 tỷ USD kể từ năm 2004, thời điểm tổng đầu tư cho năng lượng sạch chưa đến 50 tỷ USD. Tại nhiều nước, quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo khá nhanh chóng và đạt được kết quả tích cực: công suất điện mặt trời tại Mỹ đã tăng từ 1,2GW năm 2008 lên 27,4GW năm 2015; đề án ESOS tại Anh giúp các doanh nghiệp cắt giảm trung bình 20% chi phí năng lượng, 5% hóa đơn tiền điện… Khi năng lượng trở thành yếu tố không thể tách rời trong đời sống và nguy cơ tăng giá năng lượng truyền thống làm ảnh hưởng đến sản xuất thì việc chuyển đổi sang mô hình năng lượng xanh, sạch không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí về lâu dài mà còn thể hiện trách nhiệm với môi trường sống, là “bước chuẩn bị không thể thiếu trong mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp”. 
Ông Jean-Phillippe Denruyter, Chuyên gia năng lượng từ WWF-Greater Mekong, cho biết: “Coca-Cola, Google, Micrsoft, IKEA…là những ví dụ điển hình cho nỗ lực của doanh nghiệp hướng đến năng lượng xanh với những cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong vòng 10-20 năm tiếp theo. Với IKEA, tập đoàn này đã đầu tư 1.9 tỷ USD để sử dụng hoàn toàn năng lượng xanh trong năm 2015”.
Coca-Cola đưa giải pháp về năng lượng bền vững tại Việt Nam 1
Ông Jean-Phillippe Denruyter nhấn mạnh: “Chính các doanh nghiệp phải chủ động trong việc đầu tư nguồn năng lượng tái tạo mới”
Chi phí đầu tư cao đang là rào cản chính của nhiều doanh nghiệp trên nhiều nước. Tại Việt Nam, khả năng thu hồi vốn lâu cùng vấn đề chi phí khiến nhiều doanh nghiệp e dè khi sử dụng năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Quyết, Giám đốc chuỗi cung ứng toàn quốc của Coca-Cola, các doanh nghiệp với quy mô sản xuất lớn phải tìm nhiều giải pháp để giảm chi phí sản xuất, hạn chế tác động đến môi trường, cho mục tiêu phát triển bền vững.
Hướng đến mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong việc vận dụng hiệu quả nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường - “Tăng trưởng hoạt động kinh doanh, không phải tăng lượng carbon” và đến năm 2020 sẽ giảm 25% carbon footprint trong toàn bộ chuỗi giá trị, 3 nhà máy Coca-Cola ở TPHCM, HN, ĐN đã chuyển sang khí gas tự nhiên CNG và Biomass, giảm đến 10% năng lượng tiêu thụ; dùng hệ thống năng lượng mặt trời đun nóng nước từ 250C đến 70-75oC, cung cấp 80m3 nước/ngày, tiết kiệm 6 triệu MJ/năm. Sắp tới Coca-Cola sẽ được lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời để cung cấp 20-25% tổng nhu cầu sử dụng điện tại đây. Coca-Cola cũng là công ty duy nhất hiện nay dùng hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời tại các Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng EKOCENTER để cung cấp 100% điện, đảm bảo nguồn năng lượng xanh cho bà con ở những nơi khó khăn. Với những giải pháp hiệu quả trên, Coca-Cola đã đạt chứng chỉ LEED do Hiệp hội Green Building (Mỹ) trao tặng cho các thiết kế và nhà máy tối ưu hóa sử dụng năng lượng, giảm thiểu tác động đến môi trường.
Coca-Cola đưa giải pháp về năng lượng bền vững tại Việt Nam 2
Ông Nguyễn Văn Quyết cho biết: “Chúng tôi đã lắp đặt hệ thống đo đếm để kiểm soát thường xuyên mức độ tiêu thụ năng lượng tại các nhà máy và kết quả thu được từ 2014 đến nay là rất khả quan”
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trong các ngành khác cũng đang thảo luận để tìm được giải pháp giảm thiểu việc sử dụng năng lượng nhưng vẫn mang đến những sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho người dùng.
Theo một báo cáo mới của WWF và Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam, nếu sử dụng năng lượng hiệu quả và tận dụng nguồn năng lượng tái tạo, các doanh nghiệp có thể giảm được sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu và giảm đến hơn 80% lượng khí thải CO2 vào năm 2050. Năng lượng bền vững là giải pháp hữu hiệu tránh khỏi nguy cơ cạn kiệt năng lượng đang báo động trên toàn thế giới và nhiều doanh nghiệp đang ý thức chủ động giảm thiểu tác động đến môi trường.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.