Năm nào cũng vậy, những ngày giáp Tết Nguyên đán, mẹ tôi dành vài ba lon nếp vừa mới thu hoạch vụ đông xuân để làm thẩu cơm rượu cho cả nhà. Với mẹ, đây như một liệu pháp để bảo vệ sức khỏe gia đình.
tin liên quan
Người nước ngoài trầm trò với nồi bánh chưng cung đình triều NguyễnĐầu tiên, lấy nếp đem vo và cho vào nồi cơm điện, nấu chín thành cơm. Cơm chín, xới và đổ ra cái mâm có lót lớp lá chuối thành lớp mỏng, để thật nguội rồi vò thành từng viên tròn cỡ bằng cổ tay người lớn. Hoặc đem cơm nếp nấu chín đổ ra mâm, nghè cứng lại rồi cắt từng miếng theo hình chữ nhật, đem ủ với men rượu.
Men rượu mua về đem giã và rây thật nhuyễn rồi ủ với cơm nếp theo tỷ lệ: 1 kg nếp khoảng 15 viên men nhỏ.
Cho vào cái thẩu thủy tinh, xếp viên hoặc miếng cơm nếp thành từng lớp, cứ mỗi lớp lại rắc một chút men, làm như thế khi nào đầy thẩu mới đậy nắp kín lại. Ủ khoảng 3 ngày mở ra thăm chừng, nếu mùi men rượu tỏa ra thơm phức, viên cơm rượu đã mềm, nước rượu đã tiết ra vừa phải ở dưới thẩu là dùng được, nếu không ủ thêm thời gian. Mỗi lần thưởng thức, cứ múc cả nước lẫn cái ra tô hoặc chén ăn rồi đậy nắp kín lại.
Theo tài liệu Nam dược, sự kết hợp giữa xôi nếp và bánh men qua quá trình ủ tạo ra hương vị thơm ngọt, có tác dụng làm ấm tì vị, thăng khí, trừ đàm, trừ thấp, nên món cơm rượu dễ làm cho tinh thần con người phấn chấn và giúp tăng sức đề kháng.
Bình luận (0)