Tôi đọc rất nhiều bài viết về ca sĩ – nhạc sĩ Trần Lập mất do căn bệnh ung thư quái ác, khi tuổi đời còn khá trẻ. Thời tôi đam mê âm nhạc của anh qua từ lâu, lúc còn là sinh viên gần 20 năm trước. Điều tôi day dứt hơn thảy chính là nỗi đau chia ly giữa anh và người thân, nhất là với hai đứa con còn nhỏ.
Nếu có điều gì xảy ra để tôi lo sợ nhất trong cuộc đời này là không thể sống với con cho tới lúc trưởng thành.
Thanh Niên giới thiệu bài viết của một ông bố từng mắc bệnh nan y và rơi vào hoàn cảnh thập tử nhất sinh và khát khao được nhìn thấy con mình.
Trần Lập chia ly con khi chúng còn quá nhỏ. Nhưng dù gì anh ấy cũng đã có quãng thời gian chia tay với con, dặn dò con những thứ cần thiết trong quãng đời còn lại. Những lời dặn dò đó, theo tôi, sẽ là hành trang quý giá nhất với con vì chúng sẽ không bao giờ quên. Xét cho cùng, anh cũng may mắn hơn những ông cha bà mẹ khác, khi đột ngột qua đời mà chẳng kịp nắm lấy tay con nói những lời sau cuối.
Có lẽ, nỗi đau chia ly này tê tái hơn tất cả, hơn những cơn đau thể xác mà một người bị ung thư với các lần xạ trị. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta phải sống một cách đầy trách nhiệm với con cái của mình có thể, để rủi có mệnh hệ gì thì cũng không hối tiếc.
Trần Lập chia ly con khi chúng còn quá nhỏ. Nhưng dù gì anh ấy cũng đã có quãng thời gian chia tay với con, dặn dò con những thứ cần thiết trong quãng đời còn lại.
|
Cuối năm 2011, tôi được bác sĩ cho biết mình đã mắc bệnh nan y. Cùng thời điểm, vợ tôi biết mình đang mang bầu em bé 2 tháng. Những ngày ra vào bệnh viện điều trị khiến tôi từ 70 ký còn chừng 60 ký. Tết Nguyên đán năm đó, tôi không được về nhà mà vẫn nằm trong bệnh viện đón giao thừa. Bác sĩ tiên đoán tôi có thể chỉ sống vài tháng nếu không thích ứng với phác đồ điều trị.
|
|
|
Những ngày nằm trong bệnh viện, tôi chỉ có một khát khao duy nhất là được sống để nhìn mặt con. Tôi trở nên duy tâm hơn, đọc kinh cầu nguyện để mong qua được bệnh hiểm nghèo cũng chỉ với một mục đích duy nhất – sống để chờ đợi ngày được ôm con vào lòng. Đối với tôi, con là lẽ sống, chứ không phải bất cứ điều gì khác.
|
|
|
|
|
|
Những ngày nằm trong bệnh viện, tôi chỉ có một khát khao duy nhất là được sống để nhìn mặt con. Tôi trở nên duy tâm hơn, đọc kinh cầu nguyện để mong qua được bệnh hiểm nghèo cũng chỉ với một mục đích duy nhất – sống để chờ đợi ngày được ôm con vào lòng. Đối với tôi, con là lẽ sống, chứ không phải bất cứ điều gì khác.
Vì vậy, tôi đã tích cực điều trị. Từ việc lạc quan yêu đời đến đi bộ một vòng nhỏ trong khuôn viên bệnh viện mỗi chiều để phục hồi dần sức khỏe, sau đó thì đạp xe như em bé trong công viên và dần nâng lên mức độ cao hơn… Tất cả cũng chỉ với mục đích phải sống để được gặp con.
Nhiều đêm nằm trong bệnh viện, trong căn phòng nhìn ra hàng cây cổ thụ, tôi nghĩ rằng, nỗi đau lớn nhất của đời người là chia ly. Nhưng nỗi đau chia ly của tôi khác, đó là ra đi khi chưa thấy mặt con.
Cứ nghĩ tới việc không biết con mình sẽ sinh ra như thế nào, mặt mũi ra sao, là con trai hay gái; rồi con sẽ lớn thế nào nếu không có cha; rồi con sẽ thiệt thòi ra sao khi mỗi ngày đến trường mà không có mình đưa đón, tôi lại thấy mình cần phải nỗ lực hơn để sống.
May mắn rồi cũng mỉm cười với tôi. Khi em bé chào đời, tôi đã có mặt ở bệnh viện để ẵm con. Từ đó đến nay đã gần 4 năm, con gái tôi cũng đã đi học, nói chuyện rành rọt. Với tôi, mục đích sống lúc này lớn hơn, là ở bên cạnh con cho đến lúc trưởng thành.
Cũng vì không biết sức khỏe của mình sẽ diễn biến thế nào, nên tôi đã dành hết tình cảm cho con. Bất kể lúc nào rảnh rỗi, tôi lại chơi đùa cùng con. Có thời gian, tôi luôn đưa con đi chơi xa.
Dường như bé ý thức được những rủi ro trước mắt, nên thường xuyên ở cạnh tôi những khi không đi học và sống rất tình cảm.
|
Dường như bé ý thức được những rủi ro trước mắt, nên thường xuyên ở cạnh tôi những khi không đi học và sống rất tình cảm.
Tôi cũng không biết rằng ai dạy bé, hay có khi nào trong các phim hoạt hình có những câu thoại kiểu như vậy, mà bé hay nói: "Ba phải luôn cầm tay con nha. Ba không được rời xa con" hay "không được xa lánh con".
Tôi muốn được đưa con đến trường, được đồng hành cùng con, bảo vệ con. Vì thế, mỗi khi đọc tin ai đó qua đời, tôi lại nghĩ đến cảm giác của họ. Hẳn là lời: “Vĩnh biệt con” bao giờ cũng cay đắng nhất. Sự sợ hãi không bao giờ còn gặp được con nữa chắc chắn là nỗi sợ khủng khiếp nhất. Ai đã từng thì mới thấu hiểu.
Bình luận (0)