Thời gian đã và đang có câu trả lời phù hợp cho sự phát triển của thể thao điện tử trên toàn thế giới. Từ những cuộc thi tài năng nhỏ lẻ, eSports đang dần khẳng định vị thế thật sự của mình với những giải đấu được tổ chức ở các thành phố lớn trên thế giới và giải thưởng lên tới con số hàng triệu đô la. Thế nhưng trong tư tưởng của nhiều người, eSports vẫn chỉ là game, và game thì mang lại nhiều tác hại hơn là lợi ích, có lẽ vậy.
[mecloud]iQh6kJgatU[/mecloud]
Bất chấp mọi nỗ lực và hành động của cộng đồng game thủ nhằm cải thiện cái nhìn của mọi người đối với mình, mới đây trong mục "Nghĩ gì xả nấy" trên mạng xã hội SpideRum, một cô gái tên Mai có bạn trai là gamer đã có một bài viết với tựa đề gây sock: "Lũ gamer - lũ không có tương lai". Chưa rõ mục đích và tính chất đúng sai của bài viết này ra sao nhưng nó hiện đang là chủ đề nóng gây tranh cãi lớn trong cộng đồng game thủ.
Thanh Niên Game (TNG) đã phỏng vấn một số bạn đọc nữ về quan điểm lần này, sau đây xin trích nguyên văn để độc giả cùng theo dõi:
Chào bạn, hiện tại có một chủ đề đang cực kỳ "hot" trên mạng xã hội, đây là vấn đề chung nhức nhối của cộng đồng game thủ chứ không riêng gì ai. Trước ý kiến cho rằng: "Gamer là lũ không có tương lai", bạn có suy nghĩ gì khi bạn trai mình là một game thủ?
- Nếu nói gamer là 1 lũ không có tương lai thì e hơi bức xúc về điều đó. Vì mỗi người có một đam mê khác nhau, tùy theo mỗi thể loại game mà tiêu tốn thời gian vào nó sao cho hợp lý là được. Bạn trai em thỉnh thoảng còn kiếm ra tiền từ game nữa! ( Bạn Mỹ Hà, K19 ĐH Tôn Đức Thắng)
- Có tương lai hay không tùy vào độ "lầy" của game thủ đó. Người chơi game để giải trí thì khác, chơi game có mục đích kiếm tiền thì khác, còn loại mà chơi game sa đọa như nghiện ma túy thì nát khỏi bàn rồi. Bạn trai em chơi game để giải trí sau 1 ngày vừa làm vừa học căng thẳng nên em cảm thấy chuyện cũng bình thường lắm. (Bạn Thanh Thúy, 22 tuổi)
- Nếu là một đứa con gái như em, em không thích bạn trai mình là game thủ lắm vì đôi khi thời gian dành cho game quá nhiều mà không có thời gian dành cho em. Ngoài ra, so với các ngành nghề khác thì tuổi nghề của game thủ rất ngắn, không có tính bền vững và ổn định nên đôi khi tụi em cũng khó chịu lắm. Tuy nhiên nếu nói game thủ là: "Lũ không có tương lai" thì em cho là hơi quá đáng. Chơi game thì đâu có hại, chơi game vô tội vạ quên cả đất trời thì mới sai nhưng cũng chưa chắc là không có tương lai. (Bạn Yến Vi, CĐ Kinh tế đối ngoại)
- Bạn trai là gamer thì cũng ok nhưg mà thực tế là nghề game thủ có tuổi thọ ngắn, nếu nó thích thì mình cũng không nên cản, miễn sao nó có kế hoạch sau khi giải nghệ làm gì là được rồi. Với lại em cũng thích bạn trai chơi game, miễn đẹp trai là được rồi. (Khánh Vy, K13 ĐH Hoa Sen)
- Lúc đầu em cũng ghét bạn trai chơi game lắm nhưng sau cũng tập quen dần. Em nghĩ quan trọng nhất là thà bỏ tiền ra chơi game còn hơn bỏ tiền ra đánh đề, nhậu nhẹt, hút thuốc,v.v. Game còn hơn dính phải tệ nạn xã hội. Cái gì cũng sẽ có hại khi mình không biết cách điều khiển nó. (Bạn Vũ Hạnh, ĐH TĐT)
- Bạn trai là game thủ thì cũng có một số lợi và một số hại, lợi là không dính vào các tệ nạn xã hội cũng như gái gú. Hại là đôi khi lại dành quá ít thời gian cho em. (Bạn Kiều Duyên, K15 ĐH Huflit)
- Nói gamer là lũ ăn hại thì ko chính xác, phần lớn gamer hiện nay là học sinh sinh viên, là tương lai của 1 đất nước, nói gamer là ăn hại phải chăng đang nói 1 đất nước ko có tương lai (ko riêng gì VN)? Bạn trai em chơi game đôi khi vui quá cũng quên mất giờ giấc nhưng em cố gắng nhắc nhở cũng như tìm hiểu sở thích để thỉnh thoảng bàn luận về game với bạn trai mình nên từ đó tình cảm của chúng em cũng phát triển theo chiều hướng tốt. (Lan Vy, K39 ĐH Kinh Tế)
[mecloud]Lbs2JxyNhB[/mecloud]
CKTG Bộ Môn Liên Minh Huyền Thoại với giải nhất trị giá 1.000.000 USD
Người chơi tiếp cận game với nhiều mục đích khác nhau và tùy vào mục đích mà đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng khác nhau. Có người đơn giản chơi game chỉ để thư giãn, xả stress sau những giờ làm việc học tập căng thẳng. Người khác chơi để rèn luyện phản xạ mắt và tay. Người khác nữa chơi game vì kế sinh nhai và một người khác nữa thì chạy theo đam mê của bản thân mình. Tất cả bọn họ đều không có tương lai? Rõ ràng đến đây, chúng ta lại thấy quan điểm của bạn Mai có vấn đề.
Các bạn đã từng có đam mê? Các bạn có theo đuổi nó hay không? Game không chỉ là nơi để giải trí hay thư giãn đơn thuần, game đôi khi còn khơi lên trong bao nhiêu người đam mê mãnh liệt về nó, họ phấn đấu vì đam mê đó, cố gắng chứng tỏ bản thân theo cách riêng của mình. Như vậy họ không sai. Họ cố gắng từng ngày để cải thiện cái nhìn của cộng đồng về họ. Dù ít hay nhiều cũng phải ghi nhận những hành động thiết thực mà cộng đồng game thủ đã làm.
[mecloud]KEtOMK6Xyp[/mecloud]
Chương trình Tết ý nghĩa cho cộng đồng sinh viên của NPH Liên Minh Huyền Thoại.
Và họ đang dần được chấp nhận. eSports đã có những bước tiến dài trên thế giới. Từ những giải đấu quy mô nhỏ lẻ, hiện tại thể thao điện tử có những giải đấu lớn và phần thưởng lên tới hàng triệu đô la. Ngoài ra những vận động viên cũng được trả lương hàng tháng và có kế hoạch dài hạn cho bản thân mình khi hết tuổi nghề những vẫn muốn theo đuổi đam mê.
Saigon Jokers, PewPew và Super.CTV là những đại diện game thủ vinh dự được đứng chung hàng ngũ với các VĐV, HLV của các môn thể thao truyền thống để nhận được bằng khen "Vinh danh tài năng trẻ thể thao TP.HCM" năm 2015 vừa qua. Đây là một bước ngoặc mở ra thời kỳ mới cho thể thao điện tử nước nhà hiện tại.
SAJ nhận giải vinh danh tài năng trẻ.
Giải đấu chuyên nghiệp của Liên Minh Huyền Thoại ở Việt Nam vừa được nhãn hàng CoCaCoLa, một trong hai thương hiệu nước giải khát lớn nhất trên thế giới, nhận làm nhà tài trợ chính thức với giải thưởng lên đến nhiều tỷ đồng.
Đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình TP.HCM cũng trực tiếp phát sóng những trận đấu của Liên Minh Huyền Thoại góp phần tuyên truyền, quảng bá cũng như thay đổi nhận thức và định kiến xấu của người dân về game nói chung và gamer nói riêng.
Báo chí đưa tin rộng rãi và cập nhật hàng ngày về những giải đấu lớn dành cho học sinh sinh viên, mà nổi bật hơn cả là những tờ báo chính thống như Tuổi Trẻ và Thanh Niên.
Các trường đại học cũng dần công nhận các câu lạc bộ thể thao điện tử cũng như chấp nhận sự tồn tại và vai trò của cộng đồng game thủ đối với đời sống hiện nay.
Cuối cùng, tương lai là do tay ta quyết định chứ không thể định đoạt qua một hai hành động đơn thuần. Chuyện gì cũng có hai mặt phải và trái, bình tĩnh khống chế bản thân mình để nhận biết việc đúng và sai cũng góp phần làm tương lai bản thân tốt đẹp.
Kết
Rõ ràng, gamer không phải không có tương lai. Không phải tất cả mọi gamer đều xấu nhưng bao giờ game thủ mới không còn bị kỳ thị đây? Có lẽ cần một thời gian thật dài nữa để có thể trả lời được câu hỏi này. Trên đây một số ý kiến của Thanh Niên Game về vấn đề này, còn các bạn thì sao? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của các bạn nhé.
Bình luận (0)