Tuy nhiên, cách làm đó đã duy trì hơn nửa năm qua tại địa phương này, để ngăn ngừa hành vi quăng rác quá khổ ra ngoài đường hay xuống kênh rạch. Là địa bàn có kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đi qua, trong muôn vàn thứ dưới dòng kênh được vớt lên, không hiếm gặp những bộ ghế sofa, gối nệm... nặng trịch.
Sẽ cần thêm thời gian để đánh giá hiệu quả mô hình “Mang rác ra phường, đừng mang rác ra đường”, nhưng sự chủ động này đáng được ghi nhận ở góc độ cải thiện hình ảnh công chức gần dân.
Công chức ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM đến nhà dân thu gom rác thải cồng kềnh |
NGUYỄN ANH |
Sẽ có nhiều người hoài nghi về tính bền vững của một việc làm không giống ai, bởi thu gom rác là trách nhiệm của công nhân môi trường. Nhưng chính người lớn tuổi, đau ốm, nghèo khó mới cảm nhận rõ nhất về sự tận tâm của cán bộ, công chức phường, vì không phải ai cũng có thể tự tay mang lên phường hay bỏ tiền thuê người xử lý những bộ bàn ghế cũ, hư hỏng cả năm vứt ở góc nhà.
Còn đối với công chức, bên cạnh công tác chuyên môn, mỗi tháng một lần cùng xắn tay áo lên khuân vác cũng là dịp để gắn bó với cơ sở, hiểu được nhu cầu chính đáng của người dân.
Hình ảnh tận tụy đó trái ngược với thái độ hách dịch, cửa quyền của một bộ phận cán bộ, công chức khi giải quyết hồ sơ hành chính được nêu ra trong nhiều báo cáo về công tác cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng, hoặc lâu lâu lại bị báo chí phản ánh. Chưa kể, không ít cán bộ có biểu hiện xa dân, làm chính sách trong phòng lạnh cũng khiến dư luận ngao ngán. Từ nhiệm kỳ trước, Chính phủ đã xác định mục tiêu xây dựng chính phủ kiến tạo, phục vụ, lấy người dân làm trung tâm, đáp ứng các yêu cầu chính đáng, hợp pháp của người dân. Nhu cầu đời sống muôn hình vạn trạng, với vai trò là cầu nối giữa chính quyền với người dân, công chức mạnh dạn vượt qua định kiến để giúp đỡ người dân, không phân biệt việc lớn, việc nhỏ là điều đáng quý.
Bình luận (0)