Cộng đồng LGBT muốn có người trở thành đại biểu Quốc hội

Cộng đồng LGBT muốn có người trở thành đại biểu Quốc hội

27/06/2023 17:55 GMT+7

Anh Phạm Khánh Bình, sáng lập tổ chức Hanoi Queer cho rằng, cộng đồng LGBT vẫn đang "vô hình" trong luật; còn chị Hồng Phi - Nhà hoạt động cho quyền bình đẳng giới tại An Giang mong muốn người thuộc cộng đồng LGBT sớm có tiếng nói trong Quốc hội.

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Báo cáo “Cách tiếp cận Xây dựng Luật Bình đẳng giới bao trùm nhóm thiểu số về Giới và tính dục” tại TP.HCM chiều 26.6.2023.

Bà Trần Thị Bích Loan, Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng Giới cho biết, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang tiến hành cập nhật Luật Bình đẳng giới năm 2006.

Do khung pháp lý hiện hành của Việt Nam định nghĩa bình đẳng giới theo nhị nguyên giới, tức là chỉ có nam và nữ mà không đề cập bao trùm xu hướng tính dục, bản dạng giới, thể hiện giới và đặc điểm giới tính.

Để thúc đẩy khả năng bao trùm các nhóm yếu thế trong khung pháp lý của Việt Nam, báo cáo khuyến nghị Luật Bình đẳng giới năm 2006 cần được cập nhật theo góc nhìn liên tầng để giải quyết những bất lợi chung mà các nhóm thiểu số về giới và tính dục đang phải đối mặt.

Cộng đồng LGBT muốn có người trở thành đại biểu Quốc hội - Ảnh 1.

Bà Mariele Walravem, Đại sứ quán Hà Lan; ông Trương Hồng Ngô - thành viên tổ soạn thảo Luật Bình đẳng giới; bà Ngô Lê Phương Linh - giám đốc ICS và ông Phạm Khánh Bình - sáng lập nhóm Hanoi Queer tham gia thảo luận tại sự kiện

Lê Nam

Bằng cách cung cấp bằng chứng và kinh nghiệm quốc tế cho đánh giá giới, báo cáo có mục đích hỗ trợ Bộ LĐ-TB&XH giải quyết các bất bình đẳng hiện nhóm người LGBTI (đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính) phải đối mặt ở Việt Nam và giúp Luật Bình đẳng giới sửa đổi có tính bao trùm hơn với các nhóm thiểu số về giới và tính dục.

Các khuyến nghị cải cách chính sách mà báo cáo đưa ra gồm: Mở rộng định nghĩa về bình đẳng giới, công nhận nhóm thiểu số về giới và tính dục; bảo vệ những người thuộc cộng đồng LGBTI; thực hiện, lồng ghép và thúc đẩy bình đẳng giới mang tính bao trùm.

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 đặt ra chỉ tiêu ít nhất 35% số đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là nữ trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Tại lễ công bố báo cáo cập nhật sửa đổi Luật Bình đẳng giới diễn ra tại TP.HCM, các nhà vận động bình đẳng giới và đấu tranh quyền cho cộng đồng LGBT mong rằng, cũng cần có một số liệu dành cho những người thuộc nhóm thiểu số về giới và tính dục.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.