Giống như các dạng trí tuệ nhân tạo khác, AI sẽ thu thập các dữ liệu trong quá khứ của người dùng và bắt đầu "học" chúng.
Nó cũng tạo ra nội dung hoàn toàn mới dựa trên các văn bản, hình ảnh và thậm chí cả mã máy tính dựa trên các quá trình thu thập dữ liệu.
ChatGPTđược OpenAI, là công ty do Microsoft hậu thuẫn, tung ra vào cuối năm ngoái đã nhanh chóng được hàng triệu người sử dụng.
Phiên bản mới hơn là GPT-4 vừa được trình làng - và giờ đây là chatbot này có tính "đa phương thức", không chỉ tiếp nhận được văn bản mà còn cả hình ảnh.
Dễ thấy nhất là AI tạo sinh có thể giúp tạo ra tài liệu tiếp thị từ nhiều trang thông tin, mà sau đó có thể được một người sàng lọc để giúp khách mua sắm lựa chọn ưng ý.
Công nghệ này có thể tự ghi chú trong các cuộc họp ảo, soạn thảo và cá nhân hóa email hoặc tạo văn bản trình chiếu.
Microsoft và Google đều đã giới thiệu các tính năng này trong các thông báo sản phẩm mới.
Tuy nhiên, vẫn còn những quan ngại về việc khả năng lạm dụng các ứng dụng này.
Các hệ thống trường học lo lắng việc học sinh dùng công nghệ AI để viết bài luận.
Các nhà nghiên cứu an ninh mạng lo ngại rằng các ứng dụng này có thể cho phép những kẻ xấu tạo ra nhiều thông tin sai lệch hơn nữa.
Bản thân công nghệ này cũng dễ mắc lỗi hoặc đưa ra những phản hồi có vẻ thất thường đến người dùng.
Cả Microsoft và Google đã tạo ra nhiều bàn tán nhất, nhưng còn nhiều công ty khác tham gia vào lĩnh vực này.
Từ công ty lớn như Salesforce đến các công ty nhỏ hơn như Adept AI Labs đều đang bắt tay vào hành động.
Elon Musk là một trong những người đồng sáng lập OpenAI - nhưng ông đã rời đi vào năm 2018 để tập trung vào công ty Tesla và AI của riêng mình.
Ông bày tỏ quan ngại về tương lai của AI, và gọi nó là "một công nghệ khá nguy hiểm".
Ông Musk cũng đấu tranh cho một cơ quan quản lý để đảm bảo sự phát triển của công nghệ này sẽ phục vụ lợi ích công cộng.
Bình luận (0)