Công nghệ sinh học: Ngành học của tương lai

09/07/2015 11:31 GMT+7

Với xu thế phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ thì triển vọng của ngành Công nghệ sinh học là rất lớn.

Với xu thế phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ thì triển vọng của ngành Công nghệ sinh học là rất lớn.

Sinh viên ngành Công nghệ sinh học Trường ĐH Cửu Long nghiên cứu nuôi cấy mô
Sinh viên ngành Công nghệ sinh học Trường ĐH Cửu Long nghiên cứu nuôi cấy mô - Ảnh: Quang Thái
Không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực nông nghiệp, Công nghệ sinh học còn là ngành học của sức khỏe, khoa học thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Học gì ở ngành Công nghệ sinh học?
Công nghệ sinh học là lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động, thực vật để sản xuất những sản phẩm sinh học chất lượng cao phục vụ lợi ích, nhu cầu của con người, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. Người làm trong ngành này đòi hỏi phải có tư duy phân tích, sự say mê nghiên cứu sáng tạo và nhiệt tình trong công việc.
Công nghệ sinh học là bộ môn tập hợp các ngành khoa học và công nghệ gồm: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học, công nghệ học. Khi học ngành này, sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng, công nghệ sản xuất sinh dược phẩm. Sinh viên có khả năng thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích số liệu; sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của công nghệ sinh học.
Cơ hội việc làm
Công nghệ sinh học ngày càng cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với đời sống con người. Trong các công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng, công nghệ sinh học luôn được ưu tiên đầu tư rất lớn. Do đó, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các công ty, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Thông thường, tại các công ty nước ngoài thường có phòng lab để đánh giá chỉ tiêu nước thải hoặc mức độ độc hại của sản phẩm. Vì vậy nhu cầu tuyển dụng ở các vị trí này là cần thiết và khá nhiều. Còn đối với các công ty, doanh nghiệp trong nước chuyên về môi trường, xử lý nước thải, cây xanh… cũng luôn có nhu cầu tuyển dụng những nhân viên mới, có năng lực để tiếp cận các công nghệ hiện đại.
Học ở trường nào?
Hiện có nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ sinh học. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà tuyển dụng thì việc học Công nghệ sinh học ở trường nào không phải là yếu tố quyết định mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: kỹ năng mềm, khả năng sử dụng máy tính, tiếng Anh... Đây chính là thế mạnh của Trường ĐH Cửu Long trong mục tiêu đào tạo sinh viên.
Khi học tại Trường ĐH Cửu Long, ngoài những kiến thức chuyên ngành cần phải có, sinh viên còn được thực hành trong các trung tâm thí nghiệm với thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất; tham quan, thực tập tại các nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm, viện nghiên cứu trong cả nước…
Vấn đề quan tâm hàng đầu của Trường ĐH Cửu Long là chất lượng đầu ra, tức là làm sao để sinh viên ra trường có thể làm tốt công việc, còn việc tuyển sinh đầu vào nhà trường không có sự đòi hỏi quá cao.
Đề án tuyển sinh riêng ĐH, CĐ chính quy giai đoạn 2015 - 2016 của Trường ĐH Cửu Long đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt. Theo đó, trường được phép áp dụng 2 phương thức tuyển sinh: xét học bạ THPT và xét kết quả thi THPT quốc gia.
Trường nhận hồ sơ xét tuyển đến ngày 31.10.2015. Chi tiết liên hệ:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
Quốc lộ 1A, H.Long Hồ (Vĩnh Long).
Điện thoại: 0703 821655 - Fax: 0703 657011.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.