4 xu hướng mua sắm trực tuyến phổ biến trong năm 2020

08/05/2020 14:00 GMT+7

Người tiêu dùng tăng 25% thời gian truy cập trực tuyến và ưu tiên chọn hình thức thanh toán không tiền mặt. Ngoài ra, các thương hiệu và nhà bán hàng ngày càng mở rộng nhận diện thương hiệu trên kênh online trong mùa dịch Covid-19 .

Thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã có nhiều chuyển đổi, ảnh hưởng từ việc thực hiện giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Từ đó, các thương hiệu và nhà bán hàng chủ động tham gia kênh bán hàng trực tuyến nhằm tìm kiếm mức tăng trưởng, trong khi đó, người tiêu dùng có xu hướng tìm đến các trang thương mại điện tử (TMĐT) để đáp ứng nhu cầu mua sắm hằng ngày.
Tại thị trường Việt Nam, Shopee ghi nhận 4 xu hướng mua sắm phổ biến trong thời gian vừa qua, cụ thể:

1. Thương hiệu và nhà bán hàng gia tăng mức độ nhận diện trực tuyến

Các thương hiệu và nhà bán hàng chủ động tham gia kênh bán hàng trực tuyến nhằm gia tăng mức độ nhận diện, đồng thời khai thác chiến lược kinh doanh mới để tiếp cận và tương tác với nhiều người dùng.
- Thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ cho nhà bán hàng Việt: Thương hiệu và nhà bán hàng trong ngành hàng Bách hóa Online, Thiết bị Điện gia dụng và Nhà cửa, Đời sống đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ khi người dùng gia tăng mua sắm trực tuyến các sản phẩm thiết yếu, chăm sóc nhà cửa. Nổi bật, tổng lượng đơn hàng mua sắm các sản phẩm tai nghe và phụ kiện, vệ sinh nhà cửa cũng lần lượt tăng trưởng gấp 9 lần và 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
- Tiếp cận người dùng thông qua livestream - phát trực tiếp: Các thương hiệu và nhà bán hàng tích cực mở rộng phương thức mới nhằm tiếp cận nhiều người dùng. Shopee ghi nhận số lượt phát trực tiếp trên Shopee Live của các thương hiệu và nhà bán hàng vừa và nhỏ đã tăng gấp 3 lần.

2. Người dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến cho mọi nhu cầu hằng ngày

Cũng trong thời gian này, người dùng Việt Nam tin chọn mua sắm trực tuyến để đáp ứng mọi nhu cầu hằng ngày từ sinh hoạt, làm việc đến giải trí tại nhà.
- Dành thời gian mua sắm trực tuyến nhiều hơn: Trung bình, tổng thời gian mua sắm trên Shopee trong 1 tuần của người dùng Việt tăng hơn 25%. Điều này cho thấy TMĐT ngày càng chiếm vai trò hữu ích trong đời sống hằng ngày, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận với các nhu yếu phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe...
- Nhóm sản phẩm được ưa chuộng: Nước tẩy trang, điện thoại thông minh, sữa, tã giấy, nồi và chảo.

3. Người dùng gia tăng mua sắm trực tuyến khi nhận thấy sự thuận tiện của TMĐT

Sở thích mua sắm cũng đang có sự thay đổi khi mà người dùng nhận thấy sự tiện lợi của mua sắm qua kênh bán hàng trực tuyến trong thời gian này.

Xu hướng mua sắm trực tuyến đã có những thay đổi trong mùa dịch Covid-19

Ảnh: AFP

- Gia tăng hoạt động mua sắm vào các ngày trong tuần: Trong vài tháng gần đây, hoạt động mua sắm trực tuyến trên Shopee diễn ra sôi nổi nhất vào thứ tư và thứ sáu, cho thấy người tiêu dùng Việt có thói quen hoàn thành việc mua sắm trước các ngày cuối tuần. Thói quen mua sắm online của phần lớn người dùng Việt ra vào lúc 12 giờ trưa và 21 giờ tối, phản ánh được thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt là vào giờ trưa hoặc trước khi ngủ.
- Ưu tiên thanh toán không tiền mặt: Việc áp dụng phương thức thanh toán không tiền mặt đang dần phổ biến hơn vì người dùng ưu tiên cho sự nhanh chóng và giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp. Shopee nhận thấy người dùng đang ngày càng sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt nhiều hơn, điển hình như sử dụng Ví AirPay để chi trả cho các hoạt động mua hàng trên Shopee trong những tháng gần đây.

4. Tăng cường tương tác xã hội và tương tác trong cộng đồng mua sắm trực tuyến

Điều ưu tiên hàng đầu của các sàn TMĐT trong thời điểm này là kết nối người dùng đến gần nhau hơn. Trong ba tháng vừa qua, Shopee nhận thấy người tiêu dùng Việt sử dụng nhiều hơn các tính năng tương tác trong ứng dụng Shopee, họ duy trì kết nối trực tuyến thông qua:
- Shopee Live Chat: Shopee ghi nhận có sự gia tăng các tương tác xã hội trên nền tảng Shopee. Trung bình có đến 2,5 triệu tin nhắn được gửi đi mỗi ngày khi các thương hiệu, nhà bán hàng và người tiêu dùng tương tác với nhau trong suốt quá trình mua sắm trên ứng dụng Shopee.
- Kho trò chơi giải trí trên ứng dụng: Shopee ghi nhận hơn 500 triệu lượt chơi các trò chơi trên ứng dụng Shopee trong ba tháng qua. Kết quả này được ghi nhận từ việc người dùng đăng nhập ứng dụng Shopee hằng ngày nhằm trải nghiệm và tìm kiếm các phần thưởng giá trị từ các trò chơi mới như: Nông trại Shopee, Máy gắp thú Shopee, Bay cùng Shopee.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.