Những thay đổi sâu sắc đang được kỳ vọng từ việc ứng dụng hai công nghệ nêu trên, South China Morning Post dẫn lời ông Damien Pang, người đứng đầu văn phòng hạ tầng công nghệ tại Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS), trong bài phát biểu hôm 19.9 tại một diễn đàn về blockchain và tiền mã hóa do CoinDesk tổ chức lần đầu tiên.
tin liên quan
Trung Quốc siết tiền mã hóa, thả lỏng blockchainMôi trường thân thiện với blockchain của Singapore đang biến đổi nước này thành thiên đường tiền mã hóa hàng đầu thế giới, đặc biệt sau khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát, ra lệnh cấm giao dịch tiền mã hóa và hoạt động gây quỹ sử dụng loại tiền này. imToken, hãng khởi nghiệp Trung Quốc phát triển ứng dụng ví tiền mã hóa đầu tiên hỗ trợ ethereum; Bitmain, tập đoàn khai thác tiền mã hóa lớn nhất thế giới; và Houbi Group, công ty điều hành sàn giao dịch tiền mã hóa lớn thứ ba thế giới về khối lượng giao dịch hằng ngày, đều thiết lập trụ sở khu vực ở Singapore .
Mặc dù Trung Quốc không muốn các nhà đầu tư bán lẻ tham gia vào hoạt động trao đổi tiền mã hóa và ICO vì lo ngại gây ra bất ổn tài chính, nhưng chính phủ nước này vẫn tìm cách áp dụng blockchain vào nhiều lĩnh vực, từ quản lý hồ sơ đến an ninh mạng.
tin liên quan
Không nên 'thần thoại hóa' công nghệ blockchainTheo số liệu do công ty nghiên cứu ICORating biên soạn, có 57 dự án blockchain tại Singapore đã huy động được tổng cộng 574,8 triệu USD thông qua ICO trong quý 2/2018. Con số này cao hơn rất nhiều so với 14 dự án blockchhain gọi vốn được 47,6 triệu USD ở Hồng Kông trong cùng kỳ.
Ông Pang cho biết MAS chia nhỏ tài sản kỹ thuật số thành ba nhóm, bao gồm mã thông báo tiện ích, mã thanh toán và chứng khoán. MAS không có kế hoạch điều chỉnh mã thông báo tiện ích có chức năng cho phép người dùng truy cập vào sản phẩm và dịch vụ của một công ty, thay vào đó cơ quan này sẽ ban hành luật dịch vụ thanh toán cho thẻ thanh toán vào cuối năm nay.
Ngân hàng trung ương Singapore gần đây cũng đã tham gia vào giao dịch chứng khoán của nhà nước và cùng với ba đối tác công nghệ phát triển một hệ thống giải quyết các mã thông báo kỹ thuật số trên nền tảng blockchain khác nhau, trong đó có một phần của Dự án Ubin sử dụng công nghệ blockchain để giải quyết thanh toán.
Bất chấp kiểm soát của chính phủ, Trung Quốc đã chứng kiến sự bùng nổ số lượng các công ty đăng ký kinh doanh xuất hiện từ “blockchain” trong hồ sơ của họ trong khoảng thời gian từ tháng 1.2018 đến ngày 16.7.2018, cao hơn gần sáu lần so với năm ngoái. Nước này hiện có hơn 4.000 công ty được xác định có liên quan đến công nghệ blockchain, dựa vào dữ liệu của chính phủ được Qixin.com thu thập. Trong khi đó, con số này ở Mỹ là 817 và ở Anh là 335, theo tập hợp dữ liệu đăng ký công ty của OpenCorporates.com.
Bình luận (0)