Theo RMIT, sự hợp tác giữa Đại học RMIT (Úc) và công ty khởi nghiệp Jesse Medical đã mang lại một phương pháp kiểm soát mới giúp phát hiện sớm các nguy cơ một người có thể bị mắc bệnh liệt rung Parkinson.
Bệnh Parkinson là một trong những bệnh về thần kinh, thường xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến cho con người đi lại khó khăn, cử động chậm chạp, chân tay bị run cứng. Khi bệnh tiến triển có thể ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, làm thiếu hụt dopamine.
Hiện tại trên thế giới có khoảng 10 triệu người đang sống chung với căn bệnh Parkinson, và theo thời gian con số sẽ không ngừng tăng lên.
Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân Parkinson chỉ có hiệu quả khi tình trạng được phát hiện sớm, nhưng đến khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng thì nhiều tế bào thần kinh đã bị tổn thương không thể phục hồi.
Với cách kiểm soát mới của RMIT bao gồm 1 bộ các bài thực hành nhắm vào độ chính xác của một người khi sử dụng và điều khiển các cơ trên cơ thể mình trong các bài test và các hoạt động thường ngày. Ngay sau khi hoàn thành bộ test 7 bài từ viết chữ, viết thuộc lòng, vẽ vòng tròn..., dữ liệu được truyền qua đám mây và phần mềm tùy chỉnh ghi lại kết quả, phân tích xem liệu họ có khả năng bị bệnh hay không.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trên các bệnh nhân và cho ra một tỷ lệ về độ chính xác là 93%. Và các thử nghiệm trên các bệnh nhân tiếp theo sẽ bắt đầu ở Úc và Trung Quốc vào năm 2020, dự kiến đưa ra thương mại năm 2022.
Bình luận (0)