Ví dụ, quản trị viên của một hội mê phim ảnh có thể chỉ định vài thành viên trong nhóm làm "chuyên gia". Bài viết của các chuyên gia sẽ có giá trị hơn bài của thành viên thường, được mọi người tin tưởng hơn.
Theo Business Insider, động thái này cũng giống như hồi Facebook thành lập ban giám sát nội dung (Oversight Board) - một kiểu "tòa án tối cao" trên nền tảng. Khi bị chỉ trích về cách kiểm duyệt bài đăng, Facebook không đứng ra chịu trách nhiệm mà thay vào đó lại rót 130 triệu USD thuê đối tác bên ngoài để đánh giá những quyết định của công ty. Vừa mới ra mắt, ban giám sát của Facebook đã bị phản đối dữ dội, nhiều người yêu cầu công ty nên tự kiểm soát bài đăng và ngừng "lười biếng".
Kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, Facebook bắt đầu tập trung phát triển các hội nhóm trên nền tảng. CEO Mark Zuckerberg chuyển sự chú ý của người dùng từ News Feed sang các hội nhóm để giúp "kết nối 1 tỉ người dùng với các cộng đồng có ý nghĩa".
Bằng cách đẩy trách nhiệm ngăn chặn thông tin sai lệch cho người dùng, Facebook đang khiến mọi việc tệ hơn. Ban đầu, dù được tạo ra với mục đích hạn chế thông tin sai lệch nhưng các nhóm trên Facebook ngày càng biến tướng, trở thành nơi để các thành viên thóa mạ, công kích lẫn nhau. Trong những hội nhóm thuyết âm mưu, các chuyên gia có thể chính là những nguồn phát tán tin giả. Vì vậy, việc tạo nên chức danh "chuyên gia" chẳng khác nào trao thêm quyền lực cho những phần tử cực đoan.
Đầu năm nay, Facebook đã phải xóa nhiều nhóm có nguy cơ kích động bạo lực. Chẳng hạn, nhóm "Stop the Steal" thành lập tháng 11.2020 có hơn trăm nghìn thành viên tin vào giả thuyết gian lận bầu cử Mỹ và mong muốn đòi lại vị thế xứng đáng cho ông Donald Trump.
Bình luận (0)