Huawei ngày càng khó tiếp cận nguồn cung cấp chip

19/08/2020 15:38 GMT+7

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17.8 tuyên bố sẽ thắt chặt hơn nữa các biện pháp hạn chế đối với Huawei nhằm ngăn chặn việc tiếp cận các nguồn cung vi mạch xử lý (chip) trên thị trường của tập đoàn này.

Trước đó, hồi tháng 5, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa ra lệnh cấm vận, trong đó yêu cầu những công ty nước ngoài sản xuất chip phải có giấy phép do Mỹ cấp nếu muốn sản xuất và bán chip bán dẫn sử dụng trang thiết bị do Mỹ làm ra cho Huawei.

Tăng cường siết chặt

Tuy nhiên, Bộ Thương mại Mỹ giờ đây mở rộng các điều khoản hạn chế thông qua việc sửa sắc lệnh. Đó là không chỉ dùng trang thiết bị do Mỹ sản xuất để làm chip bán dẫn, mà công ty nước ngoài nào sử dụng phần mềm hoặc công nghệ của Mỹ để nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng sẽ không được làm việc với Huawei nếu không có giấy phép do Bộ Thương mại Mỹ cấp.

Tương lai u ám

Việc giấy phép tạm thời hết hạn xảy ra vào thời điểm khá tăm tối của Huawei và những hạn chế thương mại khắt khe hơn của Mỹ đã buộc Huawei phải dừng sản xuất dòng chip Kirin cao cấp của mình bắt đầu từ tháng 9.2020, ít nhất là cho đến khi kiếm được nhà cung cấp linh kiện thay thế. Tập đoàn này không những không thể hỗ trợ các dòng điện thoại hiện có mà còn bị hạn chế rất nhiều trong việc sản xuất thiết bị flagship mới. Tuy hiện tại Huawei không gặp nhiều khó khăn về tài chính, nhưng tương lai của tập đoàn công nghệ Trung Quốc lại khá u ám.
Sự thay đổi này nhằm ngăn chặn việc tập đoàn viễn thông Trung Quốc lách luật và mua các sản phẩm có sử dụng phần mềm hoặc công nghệ của Mỹ từ các bên thứ ba mà không có giấy phép đặc biệt.
Tờ The Wall Street Journal dẫn các nguồn tin cho biết chính quyền Washington cũng đã thêm 38 công ty liên kết của Huawei tại 21 quốc gia vào danh sách “đen” của chính phủ Mỹ, nâng tổng số công ty liên kết với Huawei bị đưa vào danh sách này lên con số 152 kể từ tháng 5.2019.
Đài Fox Business dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho hay Huawei vẫn có thể lách luật bằng cách sử dụng bên thứ ba với những điều khoản giới hạn được áp dụng vào tháng 5. Ông nhấn mạnh rằng các quy định mới nêu rõ bất kỳ việc sử dụng phần mềm hoặc thiết bị của Mỹ để sản xuất chip đều bị cấm bán cho Huawei, và khi bán cần phải có giấy phép đặc biệt.
Ngoài việc hạn chế Huawei tiếp cận chip máy tính có chứa công nghệ của mình, Mỹ cũng ngăn chặn việc tập đoàn này mua chip máy tính được thiết kế và chế tạo bằng công nghệ của Mỹ trong chính phòng thí nghiệm của mình.
Ngoài ra, sau hơn một năm kể từ khi đưa Huawei vào danh sách đen hồi tháng 5.2019, Bộ Thương mại Mỹ cũng ngừng cấp giấy phép tạm thời cho phép tập đoàn công nghệ này tiếp tục hỗ trợ khách hàng.

Dù bị Mỹ cấm vận, Huawei vượt Samsung chiếm vị trí nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới

Tin xấu cho người dùng điện thoại Huawei?

Theo tờ The Washington Post, giấy phép tạm thời được cấp cho Huawei đã hết hạn vào ngày 13.8. Đây là tin xấu đối với người dùng điện thoại của Huawei vì theo đó, việc Google và các nhà phát triển phần mềm khác gửi các bản cập nhật cho Huawei và người dùng tại Mỹ sẽ trở nên bất hợp pháp sau khi giấy phép hết hạn.
Đại diện của Google cho hay chính giấy phép tạm thời này đã cho phép Google tiếp tục cung cấp các bản cập nhật Android cho điện thoại cũ của Huawei.
Giấy phép tạm thời được cấp cho Huawei ban đầu nhằm mục đích giúp các nhà mạng viễn thông ở vùng nông thôn nước Mỹ thay thế các thiết bị mạng của Trung Quốc do lo ngại bị giám sát. Điều này cho phép các nhà mạng nước này dần dần thay thế các thiết bị mạng của tập đoàn Trung Quốc. Hiện tại, người dùng điện thoại Huawei sẽ không thể dễ dàng cập nhật thiết bị của mình. Họ có thể sẽ không có lựa chọn khác ngoài việc thay thế điện thoại của mình nếu cảm thấy lo lắng về việc cập nhật phần mềm thường xuyên.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.