Kế hoạch B của Huawei là gì nếu không đạt được thỏa thuận với Mỹ?

01/08/2019 11:16 GMT+7

Huawei đang thể hiện một bộ mặt dũng cảm vượt qua cơn bão lệnh trừng phạt của chính phủ Mỹ bằng việc xác nhận mình có kế hoạch B. Nhưng nó là gì? Liệu có khả thi hay không?

Kế hoạch B là gì?

Đây không phải là lần đầu tiên kế hoạch thay thế Android của Huawei được đưa ra, bởi trước đó CEO Richard Yu của công ty nói vào tháng 3.2019 rằng công ty ông có một kế hoạch B, nhưng họ muốn làm việc với các đối tác như Google và Microsoft.
Một số báo cáo cho biết nó sẽ có tên gọi Kirin OS hoặc Hongmeng OS. Nhưng cũng có nguồn tin cho biết nó sẽ mang tên Ark OS cũng như Harmony OS, thậm chí là Oak OS. Công ty thật khó để sử dụng EMUI trừ khi họ muốn quên đi quá khứ từng gắn bó với Android.
Dù vậy, mới đây một giám đốc điều hành Huawei xác nhận rằng Hongmeng OS không phải là tên hệ điều hành cho smartphone mà nó là một nền tảng được thiết kế cho Internet of Things (IoT).

Có gì hấp dẫn trong kế hoạch B?

Báo cáo cho biết Huawei đã phân phối 1 triệu thiết bị để đánh giá nền tảng trong kế hoạch B của công ty, nhưng chi tiết về các thiết bị đó là rất ít. Dựa vào báo cáo gần đây thì nó có thể là IoT mà không phải là smartphone.

Đã có 1 triệu thiết bị được thử nghiệm với hệ điều hành thay thế Android của Huawei

Ảnh: AFP

Theo báo cáo, Hongmeng OS (tên tạm gọi) đã được chứng minh nhanh hơn 60% so với Android. Chưa thể chắc chắn được điều gì và cách thức thử nghiệm ra sao nhưng mọi thứ hoàn toàn có thể xảy ra, bởi iOS từ lâu được đánh giá nhanh hơn Android.
Khá thú vị, báo cáo nói rằng Oppo và Vivo đều đã gửi các đội để đánh giá Hongmeng OS. Theo đánh giá, nó chỉ là các thử nghiệm thông thường hoặc cũng có thể cho thấy phản ứng dữ dội hơn của Trung Quốc đối với các lệnh cấm của Mỹ đối với Huawei. Cũng có thể các công ty này đang nhìn vào nền tảng IoT, bởi lãnh đạo Huawei Tây Âu, Walter Ji, từng nhận xét công ty vẫn cam kết với hệ sinh thái Android, đặc biệt khi Mỹ đã cấp giấy phép cho Huawei làm ăn trở lại cho các công ty công nghệ Mỹ.

Huawei vẫn tăng doanh thu dù bị Mỹ đưa vào danh sách đen

Ngày phát hành

Việc Mỹ và Trung Quốc đang làm việc thông qua các hiệp định thương mại có thể dẫn đến việc một số rào cản mà Mỹ đưa ra nhằm ngăn Huawei làm việc với Android sẽ bị gỡ bỏ. Do đó, Huawei có thể không cần phải khởi chạy nền tảng của riêng mình.
Dĩ nhiên, trong trường hợp hai bên không tìm được tiếng nói chung, Huawei cần phải có một hệ điều hành phục vụ khách hàng ở châu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới. Đã có một số gợi ý cho biết điều này có thể xảy ra vào quý 3/2019, vì vậy rất có thể nó sẽ được ra mắt cùng với Mate 30, nhiều khả năng vào tháng 10.

Sẽ không còn được Google hỗ trợ

Android có hai mặt. Đầu tiên, đó là hệ điều hành nguồn mở cho phép mọi người sử dụng và tạo ra các nền tảng tùy biến từ Android. Thứ hai, nó chứa các dịch vụ của Google, bao gồm các tên quen thuộc như Gmail, YouTube, Play Store, Google Pay, Google Assistant, Google…

Hệ điều hành của Huawei sẽ không có nhiều ứng dụng Google

Ảnh: AFP

Về cơ bản, điều thứ hai mang đến trải nghiệm toàn vẹn nhất, nhưng đó cũng có thể điều mà kế hoạch B của Huawei bị bỏ lỡ, giống như cách mà điện thoại Huawei ở Trung Quốc không cung cấp do các quy định tại quốc gia này.
Nhận xét của Google về vấn đề này cho biết một phiên bản Android rẽ nhánh có thể gây ra rủi ro bảo mật cao hơn.

Vẫn dựa vào Android

Cách tiếp cận đơn giản nhất có thể tưởng tượng là Huawei sẽ gắn bó với nền tảng Android nhưng thực hiện tùy chỉnh của riêng mình. Đó là cách nhiều người đã quen thuộc với EMUI. Trên thực tế, EMUI là một phần trong bộ nhận diện thương hiệu của Huawei và bất kỳ sự khởi đầu lớn nào từ các chức năng và ngoại hình của nó sẽ là một thách thức đối với người dùng.
Vì vậy, sự xuất hiện trực quan và hoạt động chung của phần mềm sẽ giữ nguyên, dựa trên các yếu tố mà EMUI đã đưa ra trong vài năm qua, bao gồm rất nhiều ứng dụng và dịch vụ.

Huawei thừa nhận kế hoạch dẫn đầu thế giới có thể lâu hơn dự kiến

Thách thức nào cho hệ điều hành mới?

Ứng dụng chắc chắn là vấn đề lớn nhất đối với bất kỳ hệ điều hành di động nào khi nói đến sự mong đợi của khách hàng. Apple và Android đã chứng minh điều này, khiến BlackBerry OS và Windows Phone phải “chết yểu” vì thiếu ứng dụng hấp dẫn.
Bám sát nền tảng nguồn mở Android có nghĩa Huawei có thể sử dụng các ứng dụng được phát triển cho Android, nhưng họ vẫn cần thuyết phục các nhà phát triển để tạo ra ứng dụng trên AppGallery - chợ ứng dụng của riêng công ty.

Còn an ninh thì sao?

Nếu Huawei có hệ điều hành riêng, một trong những thứ mà công ty bị mất sẽ là Google Play Protect giám sát các ứng dụng nhằm bảo vệ chống phần mềm độc hại. Nó đảm bảo rằng Google Play Store an toàn, quét các thiết bị và cũng cung cấp các cảnh báo về các cài đặt từ bên ngoài Play Store.

Vấn đề an ninh là điều mà người dùng Hongmeng OS lo ngại nhất

Ảnh: AFP

Các cửa hàng ứng dụng Android thay thế đã gặp phải nhiều vấn đề - ứng dụng giả mạo, ít kiểm soát các ứng dụng được cài đặt, phần mềm độc hại và tất cả các loại lỗi gây khó khăn cho chợ ứng dụng ngoài Play Store. Vì vậy đây có thể là một vấn đề rất lớn mà Huawei sẽ phải khắc phục.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.