Theo Yahoo, điều này sẽ cho phép mở khóa nhà mạng để chủ nhân có thể ngừng sử dụng các dịch vụ của nhà mạng AT&T, từ đó tước đi các khoản thanh toán mà AT&T đáng ra phải nhận được dựa vào các hợp đồng dịch vụ và gói trả góp.
DOJ cho biết, người đàn ông có tên Muhamad Fahd (34 tuổi) đến từ Pakistan đã hối lộ nhân viên AT&T tại một trung tâm cuộc gọi ở Bothell, Washington trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2017. Người này đã sử dụng thông tin mạng của AT&T và vượt quá quyền truy cập được ủy quyền vào máy tính AT&T, từ đó mở khóa trái phép, cũng như cài đặt phần mềm độc hại và phần cứng trái phép trên các hệ thống của AT&T.
Fahd đã bị dẫn độ qua Hồng Kông và bị buộc tội lừa đảo, vi phạm Đạo luật Du lịch và Đạo luật Lừa đảo và Lạm dụng máy tính, gồm 4 tội danh lừa đảo qua mạng, 2 tội danh truy cập máy tính được bảo vệ để tiếp tục hành vi gian lận, 2 tội cố ý làm hỏng máy tính được bảo vệ và 4 tội vi phạm Đạo luật Du lịch.
DOJ cho biết việc này khiến AT&T tốn hàng triệu USD và dẫn đến hàng triệu điện thoại bị xóa khỏi dịch vụ AT&T. Một điện thoại thường được khóa bởi một nhà mạng, và mở khóa điện thoại có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể sử dụng điện thoại mà không nhất thiết phải phụ thuộc vào nhà mạng đó.
Cũng theo báo cáo, sau khi cài phần mềm độc hại trên máy tính AT&T, Fahd đã giả danh đăng nhập vào máy tính được bảo vệ nội bộ của công ty và xử lý yêu cầu mở khóa lừa đảo và ủy quyền từ một địa điểm từ xa.
Ngoài phần mềm độc hại, nhân viên của AT&T đã bị mua chuộc để sử dụng các điểm truy cập vật lý của họ để cài đặt các thiết bị vật lý, từ đó cung cấp cho Fahd quyền truy cập từ xa vào máy tính được bảo vệ, cho phép anh ta có thể nghiên cứu các quy trình của công ty.
Giống như phần mềm độc hại, thông tin đăng nhập được sử dụng để mở khóa điện thoại thuộc về nhân viên AT&T thực tế. Mặc dù nhiều nhân viên giúp đỡ Fahd đã rời công ty nhưng anh ta vẫn tiếp tục lôi kéo thêm một số nhân viên khác để hỗ trợ mình.
Bình luận (0)