Cột mốc đó là việc một robot vừa chạm thành công một số nhiên liệu tan chảy bên trong một trong ba lò phản ứng hạt nhân gặp sự cố năm 2011. Trước đó, Nhật Bản quyết định loại bỏ và xử lý nhiên liệu hạt nhân tan chảy bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima, thay vì chôn vùi địa điểm này như ở Chernobyl.
Nhiệm vụ dọn dẹp cực lớn này đòi hỏi nước Nhật chi 194 tỉ USD, 40 năm và phải phát triển công nghệ robot mới để khám phá các lò phản ứng, loại bỏ nhiên liệu và thậm chí tháo dỡ nhiều bộ phận nhà máy được cho là có mức phóng xạ quá cao cho con người.
|
Sau khi chạm thành công vào nhiên liệu tan chảy, bước kế tiếp là lấy một mẫu nhiên liệu để thử nghiệm thêm. Bước này có thể mất đến tháng 3.2020 để hoàn tất. Có khoảng 600 tấn nhiên liệu tan chảy cũng như nhiều mảnh vụn phóng xạ khác nằm dưới đáy lò phản ứng, nơi con người không thể tiếp cận.
Tokyo Electric Power Co. (TEPCO), công ty sở hữu nhà máy điện hạt nhân, cho biết sau cuộc khảo sát robot giữa tuần này rằng những mảnh nhiên liệu mà robot gặp phải dài từ 1 cm đến 8 cm, đủ rắn để được đưa ra khỏi lò phản ứng. “Một số mảnh khó hơn nhiều so với chúng tôi dự kiến nhưng được nhấc ra một cách tương đối dễ dàng. Chúng tôi xác nhận rằng có thể đưa một số mảnh vụn ra khỏi lò phản ứng”, phát ngôn viên Katsuyoshi Oyama của Tokyo Electric Power cho hay.
|
TEPCO đặt mục tiêu khởi động loại bỏ nhiên liệu vào năm 2021. Hãng cho biết có thể bắt đầu bằng cách hút bụi, hoặc vét các mảnh vụn cứng cùng bụi phóng xạ với cánh tay robot điều khiển từ xa được đưa vào từ bên hông lò phản ứng.
Cách đây không lâu, Bloomberg đưa tin TEPCO cố gắng đưa robot do Toshiba phát triển vào lò phản ứng hạt nhân lần đầu tiên, gần tám năm sau ngày thảm họa diễn ra. Robot được giao nhiệm vụ tiếp xúc với vật liệu được cho là chứa nhiên liệu tan chảy bên trong bình chứa của lò phản ứng số hai, một trong ba lò phản ứng gặp sự cố sau thảm họa động đất, sóng thần tháng 3.2011. Trước đó, robot có nhiệm vụ chụp ảnh nhiên liệu tan chảy và đo mức phóng xạ.
Sự cố Fukushima là sự cố hạt nhân tồi tệ nhất trên thế giới sau vụ Chernobyl. TEPCO sẽ chịu phần lớn chi phí dọn dẹp, vốn được ước tính vào tháng 12.2016 là tổng cộng lên tới 21.500 tỉ yen Nhật. Vì bên trong cơ sở có mức phóng xạ cao, chỉ các robot được thiết kế đặc biệt mới có thể thâm nhập. Robot của Toshiba nặng khoảng 1 kg, được trang bị máy ảnh, nhiệt kế, xạ lượng kế và kẹp có khả năng kiểm tra độ rắn của vật thể. Nó còn có thể nâng vật thể nặng khoảng 2 kg.
Bình luận (0)