Theo GizChina, Samsung đạt được điều này không chỉ nhờ mức tăng ấn tượng 10% chỉ trong một quý mà còn vì sự trì trệ trong hiệu suất bán dẫn của Intel. Các vị trí còn lại trong Top 5 không thay đổi khi TSMC ở vị trí thứ ba, thứ tư thuộc về SK hynix và thứ năm thuộc về Micron. Đáng chú ý là SK hynix và Micron cũng có mức tăng trưởng đáng kể trong quý 2, nhưng điều này không đủ để thay đổi vị trí của họ trong bảng xếp hạng.
Chìa khóa chiến thắng của Samsung là doanh số bán hàng tăng 19% do nhu cầu về RAM và bộ nhớ trong ngày càng tăng. Cùng với nhu cầu, giá mô-đun bộ nhớ cũng tăng, điều này có ảnh hưởng tích cực đến kết quả tài chính của Samsung. Theo dự báo của các nhà phân tích, nhu cầu về mô-đun bộ nhớ trong quý 3 có thể tăng trưởng thêm 10% và làm tăng doanh thu của công ty Hàn Quốc.
Được biết, tổng doanh thu sản phẩm bán dẫn của 10 nhà cung cấp lớn nhất thế giới trong quý 2 đạt khoảng 95,5 tỉ USD, toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn đã tăng trưởng 8% trong giai đoạn này. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng của Intel, TSMC, Qualcomm và Broadcom dưới mức trung bình của ngành.
Theo dự báo của IC Insigh, trong quý 3/2021, doanh số bán hàng của Intel nhìn chung có thể giảm 3%, do đó không rõ liệu Intel sẽ cầm cự vị trí thứ hai trong bao lâu. Tuy nhiên, một dấu hiệu lạc quan cho Intel là công ty hiện đã công bố một kiến trúc chip xử lý mới, vì vậy các dự báo của IC Insights có thể không chính xác.
Một số thương hiệu khác ngoài Top 5 cũng cho thấy những động lực thú vị. Doanh số bán hàng của Nvidia trong quý tăng 14% và công ty đang hoạt động tốt trong bối cảnh nhu cầu cao từ các trung tâm dữ liệu, game thủ và cả những nhà khai thác tiền điện tử. MediaTek đã chứng minh mức tăng trưởng 17%, với chìa khóa thành công là smartphone 5G và các sản phẩm đa phương tiện tiêu dùng. Vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng thế giới do AMD đảm nhận với mức tăng trưởng 12% ấn tượng trong quý 2. Các nhà phân tích của IC Insights cũng dự đoán đến cuối năm 2021, thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng 23%.
Bình luận (0)