Nếu chịu khó theo dõi thị trường công nghệ, chúng ta sẽ biết rằng, từ lâu màn hình dẻo đã được giới thiệu trên smartphone. Tại các hội chợ điện tử, tấm màn OLED hay AMOLED cong là minh chứng rõ ràng nhất cho công nghệ này.
Thế nhưng, thay vì được ứng dụng trong cuộc sống, công nghệ màn hình dẻo chỉ xuất hiện dưới dạng sản phẩm trưng bày mà thôi. Câu hỏi được đặt ra, tại sao đã được giới thiệu lâu như vậy, smartphone màn hình dẻo vẫn chưa được công bố?
Theo một chuyên gia trong ngành sản xuất màn hình, vấn đề của smartphone màn hình dẻo nằm ở những hạn chế công nghệ hiện tại. Được biết, để cho ra đời một sản phẩm như vậy, các nhà sản xuất cần vận dụng rất nhiều vật liệu trong đó.
Smartphone màn hình dẻo đang gặp rất nhiều hạn chế về công nghệ - Ảnh: Samsung
|
Đó là chưa kể những thiệt hơn mà một nhà sản xuất smartphone màn hình dẻo phải gánh chịu. Hãy nhìn vào trường hợp của LG, nhà sản xuất này từng tung ra dòng sản phảm LG G Flex cùng thời với chiếc Note Edge của Samsung. Tuy nhiên, trong khi Samsung gặt hái được những thành công ban đầu, LG lại thất bại với loạt smartphone màn hình cong của mình.
Đột phá luôn phải đi kèm với sự tiện dụng - Ảnh: Reuters
|
Dù đã công bố những tấm màn hình dẻo độc đáo, với chức năng có thể cuộn lại như một tờ giấy, nhưng các sản phẩm này vẫn chỉ nằm trên kệ trưng bày mà thôi. Nói cách khác, việc đưa ra thị trường sản phẩm màn hình dẻo là rất khó khăn.
Nếu không thể cung ứng ra thị trường một lượng lớn các sản phẩm như vậy, màn hình dẻo sẽ sớm bị xóa sổ khỏi sân chơi di động. Tất nhiên, đây sẽ là thách thức chung của các nhà sản xuất smartphone hiện nay, khi thị trường đang dần trở nên bão hòa và suy giảm.
Còn theo những tưởng tượng phong phú của người dùng, smartphone màn hình dẻo có thể trông như một cuốn sách, mở ra, đóng vào tiện dụng. Đặc biệt, sản phẩm này sẽ đảm bảo 2 yếu tố: hiển thị tuyệt vời và gọn nhẹ khi di chuyển.
Bình luận (0)