Khác với sự ôn hòa của Barack Obama, người gần như giành được sự ủng hộ của giới công nghệ với sự nhún nhường nhất định, Tổng thống Trump lại có xu hướng táo bạo và cương quyết với ngành này, từ việc cân nhắc thuật toán Twitter đến các quy chế về tiền ảo. Nhưng rồi người ta sớm nhận ra, hầu như mọi nỗ lực của ông đều dần dẫn đến việc chậm thực thi hoặc suy yếu theo thời gian, dẫn đến có sự nhầm lẫn giữa chính sách dành cho thị trường tự do và sự bảo thủ cố hữu.
Dưới đây là ba trận chiến lớn về chính sách dành cho lĩnh vực công nghệ dưới thời của ông Trump theo nhận định của chuyên trang TheVerge:
1. Ủy ban Thương mại Mỹ (FTC) phát hiện Facebook thường xuyên vi phạm các chính sách và nghị định đã được ban hành từ năm 2011, theo đó Facebook đồng ý sẽ đảm bảo thực hiện tốt hơn về quyền riêng tư, nộp phạt và đồng ý với các đợt kiểm tra thường xuyên về các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư của mình. Nhưng sau cuộc đàm phán kéo dài với công ty này, FTC nhận ra họ không có đủ nguồn lực để đưa vụ việc ra tòa, nên họ đã phải chọn giải pháp đưa ra thỏa thuận cho vấn đề kiểm tra thực thi quyền riêng tư của Facebook. Đó là một sự nhún nhường đáng xấu hổ.
2. Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) dưới thời Donald Trump đã phản đối thỏa thuận sáp nhập giữa hai nhà mạng lớn của nước này là T-Mobile và Sprint, nhưng một lần nữa lại có sự xung đột với Ủy ban Truyền thông Mỹ (FCC), khiến hai bên phải đi đến một thỏa thuận chung. Theo đó, để duy trì tính cạnh tranh ở cấp độ quốc gia của bốn nhà mạng lớn ở nước này, DOJ đã phải thiết lập một giao dịch khác mà qua đó Sprint và T-Mobile sẽ chuyển tài sản và tần số mạng cho công ty viễn thông Dish Network, để biến Dish trở thành một nhà mạng di động lớn ở Mỹ. Nhưng họ đã quên mất rằng, Dish không hề có kinh nghiệm trong việc điều hành một mạng viễn thông và cũng không có nghĩa vụ phải tập trung xây dựng một mạng viễn thông lớn thứ tư nước Mỹ như DOJ mong mỏi, do vậy có lẽ trong vài năm tới cuộc cạnh tranh chủ yếu diễn ra giữa ba nhà mạng trong khi Dish ngụp lặn trong việc tìm hiểu mạng di động là gì.
3. Bộ Tư pháp Mỹ có vẻ như bị Donald Trump thao túng quá nhiều và đó thực sự là một vấn đề, họ cố gắn ngăn chặn vụ sáp nhập của nhà mạng AT & T vào tập đoàn Time Warner. Vì FCC dưới thời ông Trump đã phản đối tính trung lập của internet một cách mạnh mẽ, nên DOJ đã không thể lấy cớ nếu sáp nhập thì AT&T sẽ ưu tiên nội dung của Time Warner, qua đó làm mất sự cân bằng về mức giá cạnh tranh nội dung online giữa CNN (của Warner) và Fox News nữa. Khiến tòa đi đến quyết định tồi tệ, cho phép hai gã khổng lồ này sáp nhập với nhau.
|
Rõ ràng cả ba vụ việc lớn nêu trên đều có kết quả không tốt cho người Mỹ nói chung và người dùng nói riêng, nhưng ngoài ra còn nhiều vụ khác cũng không khả quan hơn. Dưới đây là một số vụ:
- Dưới thời ông Trump, FCC đã bất lực hoàn toàn và không có bất cứ hình thức nào để ngăn chặn các nhà mạng di động bán dữ liệu vị trí của người dùng cho bên thứ ba, thay vào đó họ đổ lỗi cho các ủy viên của đảng Dân chủ và trì hoãn cuộc điều tra về vấn đề nghiêm trọng này.
- FCC cũng bất lực trước các cuộc gọi rác tự động (robocall) từ các nhà mạng, thay vào đó họ đưa ra một quy chế mà qua đó các nhà mạng như AT & T có thể tính phí người dùng nếu họ đăng ký dịch vụ chặn robocall.
- Ông Trump dùng lý do “an ninh quốc gia” để áp đặt các hạn chế thương mại nghiêm trọng với Huawei (Trung Quốc), nhưng cuối cùng lại lộ ra đó là một đòn chiến thuật trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và ông đã nới lỏng nó sau các tiến triển gần đây với Trung Quốc. Nhưng việc đưa rủi ro an ninh quốc gia vào đàm phán thương mại là một ý tưởng tồi và Quốc hội Mỹ có thể sẽ ngăn chặn Trump nới lỏng chính sách với Huawei.
- Thực tế, tại tòa án, Donald Trump đã thua cuộc và không được phép chặn tài khoản của những người bất đồng chính kiến trên Twitter của ông.
Rõ ràng cuộc chiến của Trump chống lại sự thiên vị của mạng truyền thông xã hội với phe bảo thủ đã không đem lại bất kỳ thay đổi nào về chính sách, thậm chí nó còn gây ra sự chia rẽ sâu sắc giữa những người của phe bảo thủ về việc có nên điều chỉnh sâu rộng đối với các công ty lớn đang nắm giữ các nền tảng công nghệ hay không.
Qua đây có thể thấy, rõ ràng Trump tham gia vào các cuộc đấu tranh về chính sách công nghệ nhưng thiếu sự nhất quán và không có được sự đồng thuận từ các bên liên quan, nên ít tạo ra sự thay đổi cho người dùng và công dân Mỹ. Cứ thử nhìn vào thực tế mà xem, Facebook liệu có thay đổi bất cứ điều gì về chính sách của họ hay không? Dish Network có thực sự trở thành một nhà mạng lớn thứ tư của Mỹ hay không? Bạn có chắc Huawei đáng bị cấm giao dịch với các công ty Mỹ hay không? Và bạn có cho rằng các nhà mạng như AT & T và Verizon thực sự sẽ cân nhắc việc ngừng bán dữ liệu của người dùng không?
Có rất nhiều lý do cho việc ông Trump sẽ tiếp tục tấn công các công ty công nghệ và truyền thông, một trong số đó là lý do chính trị, một số là mang định hướng chính sách và một số rõ ràng mang màu sắc tính cách cá nhân. Nhưng dù là động cơ gì đi chăng nữa, đã đến lúc các công ty công nghệ phải đối mặt với sự giám sát và kiểm tra nguồn lực của họ, họ đang có trong tay các quyền lực nhất định đối với các công dân Mỹ và người dùng ngoài nước này, nên họ phải có trách nhiệm.
Tuy nhiên, đến nay ông Trump đã không làm được điều đó, ngoài những tuyên bố dễ gây tranh cãi.
Bình luận (0)