Công nghiệp văn hóa chấn hưng văn hóa

28/02/2023 07:43 GMT+7

Theo đó, cần có cơ chế chính sách đồng bộ từ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đến hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng văn hóa - xã hội. Ngoài ra, cũng cần hoàn thiện thể chế, xử lý thật tốt mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội trong phát triển văn hóa…

Công nghiệp văn hóa chấn hưng văn hóa - Ảnh 1.

TP.Huế sẽ trở thành một kinh đô ẩm thực với di sản ẩm thực giàu có

Tư liệu của ông Phan Thanh Hải

Các nhà nghiên cứu, quản lý có nhiều góc nhìn khác nhau nhưng cũng hướng tới phát triển công nghiệp văn hóa. Theo TS Trần Hữu Sơn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng văn hóa và du lịch, có thể thấy các nguyên tắc dân tộc, đại chúng và khoa học của Đề cương về văn hóa VN vừa là mục tiêu, vừa là động lực xây dựng nền kinh tế di sản. Hoàn toàn có thể phát triển các ngành công nghiệp văn hóa "ăn theo" biểu tượng và giá trị của di sản, ẩm thực truyền thống, nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống...

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT Thừa Thiên-Huế, lại đề xuất một loạt hoạt động công nghiệp văn hóa như: các tour du lịch áo dài, các trải nghiệm thiết kế áo dài, may áo dài tại Huế. Hiện tại, Huế đang làm hồ sơ để trở thành Thành phố sáng tạo của UNESCO, song song với việc phát triển Huế thành kinh đô áo dài. Huế cũng có một chương trình nghiên cứu phát triển kinh đô ẩm thực.

Ông Nguyễn Việt Nam, Công ty TiredCity, đề cập câu chuyện những người trẻ luôn muốn tìm hiểu văn hóa và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm có hàm lượng văn hóa cao. Bản thân công ty của ông đang phát triển nhiều sản phẩm với thiết kế hiện đại nhưng sử dụng các hoa văn, họa tiết truyền thống. Theo ông, văn hóa là câu chuyện được kể chung trong cộng đồng cùng quan tâm đến một vấn đề chung.

Và để có câu chuyện chung rộng lớn, theo ông Nam: "Rất cần lời giải xuyên suốt từ các công ty thương mại đến người tiêu dùng. Chuyển tải văn hóa là cách truyền thông bền vững, kết hợp nguồn tài nguyên vô hạn với sức sáng tạo, để tạo ra sản phẩm vừa mang chiều sâu, vừa có sức truyền tải mạnh mẽ".

Nhiều sản phẩm văn hóa giá trị trên nền tảng số

Theo tham luận của đại diện T.Ư Đoàn, trên bước đường định hình công nghiệp văn hóa, chúng ta đã phát triển được rất nhiều sản phẩm văn hóa mang lại giá trị cao, đặc biệt là trên các nền tảng số, rất nhiều trong số đó là của những bạn trẻ. Cũng ngày càng có nhiều thanh niên tham gia vào việc phục dựng, sáng tạo những giá trị văn hóa từ di sản của cha ông để lại; không ít dự án, sản phẩm thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế.

Nhờ thế, văn hóa VN được quảng bá trên thế giới, cũng tạo nên những giá trị kinh tế to lớn từ những sản phẩm văn hóa. Xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên VN mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ để cải tiến đặc sản địa phương, khởi nghiệp từ văn hóa, du lịch trên chính quê hương mình.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.