Ngày 27.8, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân một công nhân làm việc tại Nhà máy rác Đà Lạt tử vong trong quá trình vận hành dây chuyền phân loại, xử lý rác. Đồng thời rà soát tính hiệu quả của Nhà máy rác Đà Lạt.
Tử vong do bị đá văng trúng đầu
Cùng ngày, ông Cao Văn Bé, Quản lý Nhà máy rác Đà Lạt, cho biết trưa 17.8, khi dây chuyền phân loại và xử lý đang vận hành, thì bất ngờ một cục đá to gần bằng nắm tay tại một guồng quay văng ra trúng đầu em L. (17 tuổi, ngụ tỉnh Ninh Thuận) đứng cách xa guồng quay gần 5 m.
Bị cục đá văng mạnh trúng đầu, em L. ngã gục tại chỗ. Ngay sau đó, lãnh đạo nhà máy và các công nhân đưa em L. đến trạm xá xã Xuân Trường cấp cứu, nhưng em L. đã tử vong.
Nhà máy rác Đà Lạt tạm dừng hoạt động
Theo ông Bé, sau vụ tai nạn bất ngờ đó, 45 công nhân đang làm việc tại nhà máy đều hoang mang, lo sợ xin tạm nghỉ và từ đó đến nay (27.8), Nhà máy rác Đà Lạt phải tạm dừng hoạt động.
Cũng theo ông Bé, một lý do khác khiến nhà máy tạm dừng hoạt động là do 2 tháng qua, nhà máy chưa được tạm ứng tiền xử lý rác (khoảng 1,7 tỉ đồng) nên chưa có tiền trả cho công nhân, trả tiền điện và tiền dầu để vận hành dây chuyền xử lý rác.
Được biết hiện nay, tỉnh Lâm Đồng duyệt chi tiền xừ lý rác cho Nhà máy rác Đà Lạt với giá 336.000 đồng/tấn rác; nhưng theo ông Bé, chi phí thực tế lên tới 418.000 đồng/tấn.
bãi rác Cam Ly để xử lý. Từ đầu năm 2019 đến trước khi xảy ra tai nạn chết người trên, mỗi ngày, Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt chở về Nhà máy rác Đà Lạt khoảng 80 tấn rác.
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Văn Tuyên, Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt, cho biết thêm do Nhà máy rác Đà Lạt tạm ngừng hoạt động từ ngày 17.8, nên 10 ngày qua toàn bộ rác của TP.Đà Lạt (từ 180 - 200 tấn/ngày) đều chở về
Nhà máy xử lý chất thải rắn TP.Đà Lạt được xây dựng tại xã Xuân Trường (TP.Đà Lạt), do Công ty TNHH Môi trường Năng lượng xanh làm chủ đầu tư. Công ty đi vào hoạt động từ giữa năm 2015, với công suất thiết kế xử lý 250 tấn/ngày. Thế nhưng từ khi đi vào hoạt động, nhiều lần nhà máy phải tạm dừng vì năng lực xử lý hạn chế và thiếu tiền để trả lương cho công nhân.
|
Bình luận (0)