>> Một doanh nghiệp bị tố xuất khẩu “chui” 200.000 tấn gạo sang Malaysia
Trong bản giải trình này, Công ty Phan Minh khẳng định thời gian qua chủ yếu xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc, chứ không hề bán cho Công ty Lương thực Bernas (Malaysia).
Ngoài ra, trong hợp đồng xuất khẩu gạo của Công ty Phan Minh với đối tác Trung Quốc còn có điều khoản ràng buộc không cho phép tái xuất hàng vào các thị trường tập trung của Việt Nam, trong đó bao gồm cả thị trường Malaysia.
“Kết hợp với việc kiểm tra đăng ký hợp đồng xuất khẩu của công ty này chủ yếu xuất qua Trung Quốc, ban đầu VFA nhận thấy bản giải trình mà Công ty Phan Minh cung cấp khá hợp lý. Tuy vậy, hiệp hội sẽ tiếp tục xác minh và có thông báo sau”, ông Bảy nói.
Theo quy định hiện nay, với hợp đồng thương mại, sau khi hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết với đối tác, doanh nghiệp xuất khẩu phải đăng ký hợp đồng với VFA và phải xuất trình hợp đồng đăng ký cho hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu.
Đối với thị trường tập trung, điều kiện cơ bản nhất để được xuất khẩu là doanh nghiệp phải được Bộ Công thương chỉ định làm đầu mối xuất khẩu, sau khi bộ này tham khảo ý kiến của cơ quan chức năng và xét tiêu chí, thành tích của doanh nghiệp được chỉ định.
Trung Hiếu
>> Ấn Độ và Việt Nam "vượt mặt" Thái Lan về xuất khẩu gạo
>> Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục
>> Xuất khẩu gạo gặp "khó" với gạo nước ngoài giá rẻ
>> Năm 2013, xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều khó khăn
>> 99 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo
>> Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc ẩn chứa nhiều rủi ro về thanh toán
Bình luận (0)