Theo Russia Today, báo chí Thụy Điển cho hay người phụ nữ trên được mời đến buổi phỏng vấn xin việc ở thành phố Uppsala với một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông dịch qua điện thoại hoặc video. Song buổi phỏng vấn của cô bị cắt ngang khi cô nói rằng mình sẽ không bắt tay vì lý do tôn giáo.
DO cho hay: “Trước tiên, DO xem xét liệu doanh nghiệp khi đó có chính sách trung lập với cách biểu đạt tôn giáo hay không, song chúng tôi tin rằng chính sách như trên vẫn chưa được áp dụng một cách nhất quán, tương xứng”. Thanh tra viên sau đó đưa vụ việc lên Tòa án Lao động Thụy Điển, yêu cầu doanh nghiệp trả 80.000 kronr, tương đương khoảng 9.000 USD, tiền bồi thường thiệt hại cho người phụ nữ.
Tháng trước, Tòa án Tư pháp châu Âu phán quyết rằng trong một số trường hợp, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu nhân viên mặc quần áo trung lập, phù hợp với hình ảnh công ty. Điều này đồng nghĩa với việc lệnh cấm “mặc quần áo có dấu hiệu chính trị, triết học hay tôn giáo tại chốn công sở” là hợp pháp.
DO cho hay các hạn chế mà Tòa án Tư pháp châu Âu đưa ra được thể hiện trong chính sách hiện thời, được áp dụng một cách nhất quán và với thái độ không phân biệt đối xử. Trong trường hợp của hãng ở Uppsala, lệnh cấm không được thực thi vì người phụ nữ trên, nếu trúng tuyển, sẽ không phải gặp trực tiếp khách hàng.
Năm ngoái, một giáo viên theo đạo Hồi phải bỏ việc vì áp lực phải bắt tay với các đồng nghiệp nam. Cô nộp đơn khiếu nại lên cơ quan điều tra bình đẳng của Thụy Điển. Một chính trị gia khác người Hồi giáo cũng bị buộc phải từ chức sau khi bị chỉ trích nặng nề vì không bắt tay một nhà báo nữ. Nhiều trường hợp tương tự cũng xuất hiện ở Đức và Thụy Sĩ.
tin liên quan
Một công ty công nghệ cao Thụy Điển cấy chip vào tay nhân viênTiêm cấy ghép vi mạch (microchip), hay còn gọi tắt là cấy chip, vào tay nhân viên đang dần trở nên phổ biến tại khối văn phòng công nghệ cao Epicenter của Thụy Điển.
Bình luận (0)